Xét nghiệm và chuẩn đoán đái tháo đường

Ngày 19/05/2018

XÉT NGHIỆM VÀ CHUẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Các bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ thông qua các xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu sẽ chỉ rõ nếu lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) quá cao.

Đừng cố tự chẩn đoán liệu mình có bị đái tháo đường hay không. Các thiết bị kiểm tra mà bạn có thể mua tại các quầy thuốc/ cơ sở bán trang thiết bị y tế, chẳng hạn như máy đo đường huyết, không thể chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường.

Những ai nên đi xét nghiệm đái tháo đường?

Bất cứ ai có những triệu chứng của đái tháo đường thì nên đi xét nghiệm ngay. Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cũng cần được kiểm tra. Xét nghiệm giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh sớm và thông báo cho bệnh nhân để họ có thể kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Xét nghiệm cũng giúp các bác sỹ chẩn đoán sớm tiền đái tháo đường. Thay đổi lối sống để giảm bớt cân nặng nếu bạn đang bị thừa cân/ béo phì có thể giúp bạn trì hoãn hoặc ngăn ngừa đái tháo đường tuýp 2.


Đái tháo đường tuýp 1

Thông thường, xét nghiệm đái tháo đường tuýp 1 diễn ra ở những người có các triệu chứng đái tháo đường.
 Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Đái tháo đường tuýp 2

Các chuyên gia khuyến nghị nên làm xét nghiệm thường xuyên đái tháo đường tuýp 2 nếu bạn:

  • Trên 45 tuổi

  • Từ 19 - 44 tuổi, bị thừa cân hoặc béo phì, có một hoặc một số yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc đái tháo đường.

  • Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ

Mặc dù bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường xảy ra ở người lớn, tuy nhiên trẻ em cũng có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2.
Các chuyên gia khuyến nghị nên xét nghiệm đái tháo đường cho những trẻ em từ 10 đến 18 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì và mắc ít nhất hai yếu tố nguy cơ của bệnh.

Ø Cân nặng khi sinh thấp

Ø Người mẹ bị đái tháo đường trong khi đang mang thai

Ø Bất kỳ yếu tố nguy cơ được đề cập trong các yếu tố nguy cơ cho bệnh đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường thai kỳ

Tất cả phụ nữ mang thai mà chưa có tiền sử đái tháo đường trước đó cần được xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai thì nên thực hiện xét nghiệm thử glucose ở khoảng thời gian 24-28 tuần thai kỳ.   

Những xét nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường?

Các nhân viên y tế thường sử dụng xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm A1C để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Trong một số trường hợp có thể sử dụng xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RPG).

Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG)

Xét nghiệm đường huyết lúc đói đo mức đường huyết tại một thời điểm duy nhất.
Để có kết quả tin cậy nhất, thời điểm tốt nhất là kiểm tra vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn đói ít nhất 8 giờ.
 Nhịn đói có nghĩa là không ăn uống gì ngoại trừ uống một chút nước.

Xét nghiệm A1C

Xét nghiệm A1C là xét nghiệm máu cho kết quả là mức đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó.
Xét nghiệm A1C còn được gọi là xét nghiệm hemoglobin A1C, HbA1C, xét nghiệm glycated hemoglobin hay glycohemoglobin.
Bạn có thể ăn và uống trước khi làm xét nghiệm này.
 Khi chỉ định làm xét nghiệm A1C để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như tuổi, mức độ thiếu máu hay một số vấn đề về máu.
Xét nghiệm A1C không cho kết quả chính xác ở những người thiếu máu.

Bác sỹ sẽ đọc kết quả A1C theo tỷ lệ phần trăm, như mức A1C đạt 7%. Tỷ lệ phần trăm A1C càng cao thì mức đường huyết trung bình càng cao.

Những người bị bệnh đái tháo đường cũng sử dụng thông tin từ xét nghiệm A1C để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RPG)

Đôi khi các bác sỹ sử dụng xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi bạn có các triệu chứng đái tháo đường
và họ không muốn đợi cho đến khi bạn nhịn ăn.
Bạn không cần phải nhịn ăn qua đêm để kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên mà có thể kiểm tra máu bất cứ lúc nào.

Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có thể làm xét nghiệm thử glucose, xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống hoặc cả 2. Những xét nghiệm này giúp xác định tình trạng cơ thể phân giải glucose.

Xét nghiệm thử glucose (xét nghiệm sàng lọc )

Nếu bạn đang mang thai và các bác sỹ tiến hành kiểm tra đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể cần làm xét nghiệm thử glucose đầu tiên.
Tên khác của xét nghiệm này là xét nghiệm sàng lọc glucose.
Trong xét nghiệm này, nhân viên y tế sẽ lấy máu của bạn 1 giờ sau khi bạn uống một loại dung dịch chứa glucose.
Bạn không cần phải nhịn ăn cho xét nghiệm này. Nếu đường huyết của bạn quá cao - từ 135 đến >= 140 - bạn cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose sau đó.

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống được tiến hành sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy máu sau đó cho bạn uống dung dịch có chứa glucose. Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần lấy máu mỗi giờ trong khoảng 2-3 tiếng.

Mức đường huyết cao ở bất kỳ thời điểm nào trong hai lần hoặc nhiều lần kiểm tra máu trong thời gian nhịn ăn cho xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống  (1 giờ, 2 giờ, hoặc 3 giờ) - có nghĩa là bạn bị đái tháo đường thai kỳ. Các nhân viên y tế sẽ giải thích rõ hơn ý nghĩa của kết quả OGTT cho bạn.

Các bác sỹ cũng có thể sử dụng xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 và tiền đái tháo đường ở những người không phải phụ nữ mang thai. Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống giúp chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 và tiền đái tháo đường tốt hơn xét nghiệm xét nghiệm đường huyết lúc đói. Tuy nhiên, xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống có chi phí đắt hơn và thường không được chỉ định nhiều. Để xác định đái tháo đường tuýp 2 và tiền đái tháo đường, bác sỹ sẽ cần lấy máu bệnh nhân 1 tiếng sau khi uống dung dịch chứa glucose và lấy lại sau 2 tiếng.

Những chỉ số xét nghiệm nào giúp tôi biết mình bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường?

Mỗi loại xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường sử dụng những phương pháp đo lường khác nhau. Thông thường, cùng một phương pháp xét nghiệm đái tháo đường sẽ được lặp lại vào ngày thứ hai để giúp chẩn đoán chính xác hơn. Bác sỹ cũng có thể sử dụng xét nghiệm khác để chắc chắn rằng bạn bị đái tháo đường.

Bảng thông tin bên dưới sẽ giúp bạn nắm được một số chỉ số xét nghiệm trong trường hợp bạn không mang thai:

Chẩn đoán

A1C (%)

Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG)a

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)ab

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RPG)a

Bình thường

< 5.7

<= 99 mg/dl

<= 5,5 mmol/l

<= 139 mg/dl

<= 7,7 mmol/l

 

Tiền đái tháo đường

5.7 - 6.4

100 – 125 mg/dl

5,6-6,9 mmol/l

140 – 199 mg/dl

7,8-11,1 mmol/l

 

Đái tháo đường

>= 6.5

>= 126 mg/dl

>= 7,0 mmol/l

>= 200 mg/dl

>=11,1 mmol/l

>= 200 mg/dl

>=11,1 mmol/l

aGiá trị glucose được tính theo milligrams trên deciliter (mg/dL) và mmol/L.

b2 giờ sau khi uống glucose. Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bác sỹ có thể chỉ định uống lượng glucose lớn hơn và sử dụng những chỉ số xác định ngưỡng khác.   

Nguồn: Trích từ Hiệp hội Bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ. Phân loại và chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Chăm sóc bệnh đái tháo đường. 2016, 39 (1): S14-S20, bảng 2.1, 2.3.

Xét nghiệm nào giúp bác sỹ chẩn đoán tuýp đái tháo đường?

Mặc dù các xét nghiệm cho kết quả bạn có mắc đái tháo đường hay không tuy nhiên không thể xác định rõ tuýp đái tháo đường.
 Đôi khi các bác sỹ không phân định rõ giữa đái tháo đường tuýp 1 hay đái tháo đường tuýp 2.
 Một tuýp bệnh đái tháo đường hiếm gặp có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh được gọi là đái tháo đường do di truyền đơn gen (monogenic diabetes), khá dễ bị nhầm lẫn với bệnh đái tháo đường túyp 1.
Việc điều trị phụ thuộc vào tuýp bệnh đái tháo đường, vì vậy biết được tuýp đái tháo đường là rất quan trọng.

Để chẩn đoán nếu bạn mắc đái tháo đường tuýp 1, bác sỹ có thể kháng thể tự miễn trong cơ thể bạn.

Kháng thể tự miễn là các kháng thể có thể tấn công nhầm vào các bộ phận và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bạn. Một hoặc nhiều loại kháng thể tự miễn đặc thù đối với bệnh đái tháo đường khá phổ biến ở đái tháo đường tuýp 1, nhưng không tìm thấy ở đái tháo đường tuýp 2 hoặc đái tháo đường do di truyền đơn gen. Xét nghiệm các kháng thể tự miễn cũng yêu cầu lấy máu.

Nếu mắc đái tháo đường trong khi mang thai, bạn nên làm xét nghiệm lại sau 6-12 tuần sau sinh để kiểm tra xem bạn có mắc đái tháo đường tuýp 2 không.

Nguồn: tieuduong365.vn dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của Viện sức khỏe Hoa Kỳ

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot