VỊ TRÍ CỦA THAI NHI TRONG DẠ CON: TƯ THẾ NẰM NGANG HOẶC NGÔI MÔNG

Ngày 26/03/2019

Trong quá trình mang thai, trẻ thường xoay đi xoay lại trong bụng mẹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của thai kỳ, hầu hết trẻ nhỏ đều xoay về tư thế sao cho khi sinh ra đầu của trẻ ra khỏi bụng mẹ trước thông qua đường âm đạo. Mặc dù vậy, không phải lúc nào điều đó cũng xảy ra.

Sau đây là một số tư thế có thể có ở trẻ sơ sinh ở giai đoạn cuối thai kỳ và những ảnh hưởng lên trẻ.

  • Tư thế bình thường (đầu chúc xuống dưới)
  • Chân ra trước (ngôi mông)
  • Nằm ngang (tư thế nằm ngang)

 

position_in_wormb_800

 

Chân ra trước (ngôi mông)

Nếu con bạn nằm duỗi chân đặt mông ở phía dưới trẻ đang ở ngôi mông. Như vậy thì việc chăm sóc cho bạn sẽ phức tạp hơn. Bác sĩ sản khoa và hộ sinh sẽ phải thảo luận để tìm ra phương pháp chăm sóc tốt nhất và an toàn nhất cho bạn. Trong trường hợp này bạn nên sinh con trong bệnh viện.

Phương pháp xoay đứa trẻ ngôi mông

Các bác sĩ sẽ thường hỏi bạn có lựa chọn phương pháp ECV tạm dịch là thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài. Phương pháp này được sử dụng bằng cách các bác sĩ sản khoa sẽ cố xoay đầu thai nhi xuống dưới để trở thành ngôi đầu bằng việc gây áp lực lên bụng của bạn. Đây là một phương pháp an toàn mặc dù có một chút bất tiện. Có khoảng 50% trường hợp trẻ ngôi mông có thể xoay đầu khi sử dụng đến phương pháp này và khi đó bạn có thể sinh con bằng cách đẻ thường.

Sinh con trong trường hợp trẻ ở ngôi mông

Nếu phương pháp ECV không có tác dụng với bạn, bạn sẽ cần phải thảo luận những lựa chọn của bạn với các hộ lý và bác sĩ sản khoa. Mặc dù trẻ ngôi mông có thể đẻ thường được nhưng các bác sĩ vẫn đề nghị bạn nên mổ đẻ. Đây là cách sinh con an toàn nhất cho trẻ ở ngôi mông. Nếu bạn lựa chọn phương pháp mổ đẻ và sau đó lại chuyển dạ trước khi tiến hành ca mổ các bác sĩ phụ sản sẽ quyết định xem liệu bạn có nên tiến hành phương pháp mổ đẻ hay không. Nếu đứa trẻ có thể sắp chào đời thì đẻ thường lại là phương pháp an toàn cho trẻ ngôi mông.

Bạn không được đẻ thường khi trẻ ở ngôi mông nếu như: 

  • Chân của trẻ nằm phía dưới mông (thường được gọi là “footling breech”)
  • Trẻ quá lớn (nặng trên 3,8 kg)
  • Trẻ quá nhỏ (nặng dưới 2 kg)
  • Trẻ sẽ nằm ở một tư thế nào đó, ví dụ như nếu cổ trẻ bị quay nghiêng.
  • Bạn đã từng mổ đẻ trước đó 
  • Khung xương chậu của bạn hẹp (sẽ có rất ít không gian để trẻ có thể lọt qua an toàn thông qua âm đạo)
  • Nhau thai của bạn thấp 
  • Bạn bị chứng tiền sản giật

Tư thế nằm ngang (thai ngang)

Nếu con bạn nằm chắn ngang dạ con thay vì nằm dọc thì khi đó bạn đang mang thai ngang.

Mặc dù có nhiều trường hợp trẻ nằm ngang trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng phần lớn những trẻ đó sẽ tự chuyển về tư thế thông thường trong ba tháng cuối.

Sinh con khi trẻ ở tư thế nằm ngang

Điều đó còn phụ thuộc vào việc khi nhận được chẩn đoán rằng thai nhi nằm ngang thì bạn đang mang thai tuần thứ bao nhiêu và bạn có thể phải sinh con ở bệnh viện. Sở dĩ phải làm như vậy là bởi vì có dây rốn có nguy cơ bị sa xuống nếu như bạn bị vỡ nước ối. Đây là những ca cấp cứu khẩn cấp khi mà dây rốn lại ra khỏi dạ con trước cả đứa trẻ và khi đó trẻ cần được kéo ra ngoài ngay

Đôi khi cũng có thể quay đầu trẻ về ngôi đầu bằng cách làm thủ công và các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm như vậy.

Những thai nằm ngang thì hầu như không thể được sinh ra bằng cách tự nhiên. Do đó, nếu con bạn vẫn ở tư thế nằm ngang khi gần đến ngày sinh hoặc đúng vào lúc bạn bắt đầu chuyển dạ, các bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ.

Tham khảo các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu tại đây

Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot