Vì sao phải theo dõi đường huyết

Ngày 07/06/2018

VÌ SAO PHẢI THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT


Tại sao kiểm tra đường huyết lại quan trọng?


Kiểm tra đều đặn và ghi chép mức đường huyết của mình có thể hỗ trợ bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn để điều chỉnh lối sống lành mạnh cũng như cho biết cách cơ thể đáp ứng đối với các thay đổi về chế độ ăn, vận động và sử dụng thuốc của bạn.


Điều quan trọng là những thay đổi trên biểu đồ mức đường huyết giúp cảnh báo cho bạn và nhóm chăm sóc y tế của mình về nhu cầu có thể phải thay đổi cách kiểm soát bệnh tiểu đường.


Kiểm tra mức đường huyết sẽ giúp bạn:

• Tự tin hơn trong khi sống cùng với bệnh tiểu đường.


• Hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa mức đường huyết và việc vận động cơ thể, thực phẩm ăn vào cũng như các tác động khác trong lối sống như di chuyển, căng thẳng tinh thần và bệnh tật.


• Biết được việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc men có khác biệt ra sao.


• Thấy ngay được mức đường huyết của mình quá cao (hyperglycaemia) hoặc quá thấp (hyperglycaemia), giúp bạn có những quyết định quan trọng như ăn trước khi vận động, điều trị khi bị hạ đường huyết (‘hypo’) hoặc hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn bị bệnh.


• Biết khi nào phải hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng hóc môn tụy, số thuốc viên, thay đổi chương trình ăn uống (bữa chính hay ăn nhẹ) khi không đạt được các mức đường mong muốn.


Cách tự xét nghiệm máu tại nhà


Bạn cần có máy đo đường huyết, kim lấy máu và những que thử đường huyết để tự xét nghiệm đường huyết tại nhà. Dùng kim lấy máu lấy một giọt máu nhỏ từ ngón tay và nhỏ lên que thử máu đã đưa sẵn vào máy. Bạn sẽ có kết quả trong giây lát.

 

Máy đo đường huyết thường được bán trọn bộ, cung cấp đầy đủ thiết bị bạn cần để tiến hành xét nghiệm. Có nhiều loại khác nhau với những đặc tính riêng và giá cả khác nhau để đáp ứng nhu cầu mỗi người. Bạn có thể đặt mua máy đo đường huyết Omron tại đây


Tôi nên nhắm đến mục tiêu mức đường huyết nào?


Kiểm soát tiểu đường thành công là mục tiêu chủ yếu khi bạn kiểm soát cân bằng giữa thực phẩm ăn vào, cách thức hoạt động và việc sử dụng thuốc men điều trị bệnh. Cân bằng này rất mong manh nên thường rất khó đạt được mức lý tưởng.


Đối với một số người, các mục tiêu về mức đường huyết sẽ thay đổi tùy từng cá nhân và hoàn cảnh mỗi người. Trong khi điều quan trọng là giữ mức đường huyết sát với mức thông thường hay ở mức không có tiểu đường để ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Việc thảo luận với bác sĩ về mức đường huyết mục tiêu thích hợp và an toàn cho bạn cũng quan trọng không kém để kiểm soát đường huyết của bạn. Sau đây là một thông tin tham khảo về mức mục tiêu kiểm soát đường huyết.


Mục tiêu kiểm soát đường huyết


Các mức mục tiêu kiểm soát đường huyết có thể khác nhau tùy vào tuổi tác, thời gian bệnh, loại thuốc mà bạn đang sử dụng và các vấn đề sức khỏe khác mà bạn đang mắc phải. Hãy thảo luận với bác sĩ về các mục tiêu riêng phù hợp với bạn.


Mức đường huyết bình thường trong khoảng 4.0 – 7.8 mmol/L.

Tiểu đường tuýp 1

Các mức đường huyết mục tiêu

4-6 mmol/L trước khi ăn
4-8 mmol/L hai giò sau khi bắt đầu ăn

Tiểu đường tuýp 2

Các mức đường huyết mục tiêu

6–8mmol/L trước bữa ăn
6–10mmol/L hai giờ sau khi bắt đầu ăn

Những ai có tiểu đường loại 2 không dùng thuốc sulphonylurea và Hóc môn tụy nên cố gắng đạt mức đường tối đa trong máu sát với mức thông thường.

Nguy cơ hạ đường huyết (đường huyết thấp) đối với hai loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Dưới 4mmol/L – nếu dùng Hóc môn tụy hoặc một số thuốc dạng viên, nhưng không áp dụng cho mọi loại thuốc viên, hoặc cho người không dùng thuốc viên điều trị tiểu đường. Thảo luận với bác sĩ xem bạn nằm ở trường hợp nào.


Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ Tài liệu giáo dục về bệnh tiểu đường của Úc

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot