VẮC XIN CÚM VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Ngày 09/10/2018

Vắc xin chủng ngừa cúm có chứa vi rút cúm ở thể không hoạt động.

Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyên nên tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm vì cúm làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường trong thời gian ngắn và tăng nguy cơ viêm phổi.

Việc tiêm phòng cúm liên quan đến việc đưa vi rút cúm không hoạt động vào cơ thể để kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể đối với vi-rút cúm thực sự.

Lợi ích của tiêm vắc xin ngừa cúm

Có rất nhiều lợi ích của việc tiêm vắc xin ngừa cúm:

  • Tự bảo vệ mình trước các triệu chứng và biến chứng của bệnh cúmnhững triệu chứng và biến chứng có thể trở lên nghiêm trọng hơn bình thường.

  • Giảm nguy cơ biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường– những biến chứng mà có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn bị cúm

  • Bằng cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm, bạn cũng sẽ giúp phòng bệnh cho những người xung quanh có thể lây bệnh cúm từ bạn.

Tác dụng phụ của tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc xin ngừa cúm bao gồm:

  • Hơi sốt

  • Đau cơ bắp

  • Đau tại vị trí tiêm trên cánh tay.

Những tác dụng phụ này không xảy ra ở tất cả mọi người và các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn so với ảnh hưởng của bệnh cúm. Những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn là rất hiếm.

Khi nào thì tiêm ngừa cúm

Những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi lần một năm. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin là vào đầu mùa cúm mỗi năm (thường là mùa thu hay mùa đông).Nếu bạn cần tiêm vắc xin ngoài thời gian này hãy hỏi cơ sở tiêm chủng để biết thêm thông tin.

Những điều gì được khuyến cáo không nên làm khi tiêm ngừa cúm?

Vắc-xin cúm không được khuyến cáo nếu trước đó bạn đã từng bị phản ứng dị ứng với vắc-xin cúm.

Nếu bạn bị sốt hoặc sốt cao khi đến thời gian tiêm vắc-xin, bạn nên hoãn tiêm phòng cho đến khi bệnh đã hết. Lưu ý rằng cảm lạnh và bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến việc bạn có nên tiêm vắc xin cúm hay không.

Nếu bạn bị dị ứng trứng, bạn nên chủng ngừa bằng vắc xin không có protein trứng hoặc có lượng thấp. (vì vi sinh vắc xin được nuôi cấy trong phôi gà hoặc chim nên còn một lượng nhỏ protein trong trứng có trong vắc xin- nên những ai dị ứng trứng có thể dị ứng với vắc xin).

Tình hình tiêm ngừa cúm hàng năm

Có một số chủng cúm khác nhau theo mùa có vắc-xin để ngăn ngừa. Mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới xác định các chủng có khả năng gây bệnh nhiều nhất. Hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về các chủng vắc xin phù hợp với bạn.

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot