UNG THƯ PHỔI

Ngày 29/10/2018

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào bất thường trong một hoặc cả hai lá phổi phát triển một cách không kiểm soát được.

Phổi là một phần của hệ hô hấp trong cơ thể. Chúng được tạo thành từ một loạt các đường dẫn khí gọi là phế quản và tiểu phế quản kết thúc tại các túi khí nhỏ gọi là phế nang.

Ung thư phổi có những loại gì?

Có một số loại ung thư phổi, mỗi loại khởi phát từ một loại tế bào khác nhau trong phổi.

  • Ung thư tế bào nhỏ (khoảng 12% ung thư phổi) thường phát sinh từ tế bào biểu mô chạy dọc theo bề mặt của phế quản nằm ở trung tâm.
  • Ung thư tế bào không nhỏ (trên 60% ung thư phổi) bao gồm một nhóm các loại ung thư khác nhau có xu hướng phát triển và di căn chậm hơn ung thư tế bào nhỏ. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các tế bào nằm dọc theo phế quản và các đường dẫn khí nhỏ hơn.
  • Các loại khác chiếm khoảng 25% ung thư phổi.

Triệu chứng của ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi không phải lúc nào cũng có các triệu chứng, và có thể được phát hiện tình cờ trong quá trình chụp X-quang lồng ngực khi khám bệnh khác.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư phổi bao gồm:

  • máu trong đờm ho ra từ phổi - đây được gọi là ho ra máu
  • ho mới hoặc bị biến đổi
  • đau hoặc khó chịu ở ngực và vai
  • hơi thở ngắn
  • khàn tiếng
  • sút cân/mất khẩu vị không rõ lí do
  • nhiễm trùng ngực mãi không khỏi.

Có một số tình trạng có thể gây ra những triệu chứng này, không chỉ có ung thư phổi. Nếu gặp các triệu chứng này thì điều quan trọng là cần phải thảo luận chúng với bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi là gì?

Một yếu tố nguy cơ là bất kỳ yếu tố nào có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ tiến triển một tình trạng sức khỏe đặc biệt, chẳng hạn như ung thư phổi. Có nhiều loại yếu tố nguy cơ khác nhau, một số trong đó có thể sửa đổi được và một số trong đó không thể.

Cần lưu ý rằng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là ung thư phổi sẽ phát triển với người đó. Nhiều người có ít nhất một yếu tố nguy cơ nhưng ung thư phổi sẽ không bao giờ phát triển, trong khi những người khác mắc ung thư phổi lại có thể đã không có yếu tố nguy cơ được biết đến. Thậm chí nếu một người mắc ung thư phổi có một yếu tố nguy cơ, thường là khó để biết yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của bệnh nhiều ít như thế nào.

Trong khi nguyên nhân của ung thư phổi chưa được hiểu đầy đủ, có một số yếu tố liên quan đến nguy cơ phát triển căn bệnh này. Những yếu tố này bao gồm:

  • hút thuốc lá
  • các yếu tố môi trường hút thuốc bị động, phơi nhiễm radon và phơi nhiễm nghề nghiệp, như thạch miên và khí thải động cơ diesel.
  • có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi
  • có bệnh về phổi trước đó như: xơ hóa phổi, viêm phế quản mãn tính, tràn khí, và lao phổi.

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư phổi?

Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện để dò tìm triệu chứng của ung thư phổi và xác nhận bệnh. Một số xét nghiệm thông thường hơn bao gồm:

  • khám sức khỏe
  • chụp X-quang lồng ngực
  • kiểm tra mẫu đờm
  • chụp phổi và các bộ phận xung quanh, có thể bao gồm chụp X-quang lồng ngực, chụp cắt lớp vi tính (computed tomography (CT)) hoặc chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging (MRI))
  • khám bên trong phổi bằng cách dùng nội soi phế quản
  • lấy một mẫu mô (sinh thiết) từ phổi để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các lựa chọn điều trị

Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư thường được cung cấp bởi một đội ngũ các chuyên gia y tế - được gọi là một đội đa ngành.

Điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và sức khỏe tổng quát của người đó. Điều trị có thể liên quan đến phẫu thuật để cắt bỏ các khu vực bị ảnh hưởng của phổi. Đôi khi, xạ trị, hóa trị hoặc các liệu pháp có mục tiêu có thể được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư.

Các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra cách thức mới nhằm chẩn đoán và điều trị các loại ung thư khác nhau. Một số người có thể được mời tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng để thử nghiệm cách thức mới trong việc điều trị ung thư phổi.

Tìm kiếm hỗ trợ

Người bệnh thường cảm thấy choáng váng, sợ hãi, lo lắng và buồn bã sau khi chẩn đoán bị ung thư. Đây là tất cả những cảm xúc bình thường.

Việc có được sự hỗ trợ thiết thực và tình cảm trong và sau khi chẩn đoán và điều trị ung thư là rất quan trọng. Hỗ trợ có thể đến từ gia đình và bạn bè, chuyên gia y tế hoặc các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt.

Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tại đây

Nguồn: Tổ chức bệnh ung thư - Úc

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot