UNG THƯ LÀ GÌ? (PHẦN 1)

Ngày 05/11/2019

Tổng hợp các bệnh có liên quan

Ung thư là tên gọi được đặt cho một tổ hợp bệnh có liên quan. Trong tất cả các loại ung thư, một số tế bào trong cơ thể bắt đầu phân chia không ngừng và lan rộng đến các mô xung quanh.

Ung thư có thể phát bệnh ở hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể con người được tạo thành từ hàng nghìn tỉ tế bào. Thông thường, các tế bào của con người phát triển và phân chia để hình thành các tế bào mới khi cơ thể cần. Đến khi các tế bào này già đi hoặc bị tổn thương, trở thành tế bào chết và sẽ được thay thế bởi những tế bào mới.

Tuy nhiên, khi ung thư xuất hiện, quy trình có trật tự này sẽ bị phá vỡ. Khi các tế bào càng ngày càng trở nên bất thường, những tế bào già hoặc đã bị tổn thương sẽ sót lại khi chũng chết đi; và tế bào mới sẽ được hình thành vào lúc không cần đến. Những tế bào mới này có thể phân chia không có điểm dừng và phát triển thành những khối gọi là u/bướu.

Có nhiều loại ung thư hình thành khối u rắn, gọi là khối mô. Trong đó, ung thư máu, tiêu biểu là bệnh bạch cầu, thường lại không hình thành khối u rắn.

Có nhiều khối u gọi là u ác tính, có nghĩa là chúng có thể lan ra hoặc xâm lấn vào các mô lân cận. Ngoài ra, khi các khối u này phát triển, một số tế bào ung thư có thể vỡ ra và di căn đến những nơi xa hơn trong cơ thể theo đường máu hoặc hệ thống bạch huyết và hình thành những khối u mới cách xa khối u ban đầu.

Không giống với các khối u ác tính, những khối lành tính không lan ra hoặc xâm nhập vào các mô xung quanh. U lành tính có thể đôi khi khá lớn, tuy nhiên, khi bị loại bỏ, chúng thường sẽ không phát triển trở lại như thường thấy ở u ác tính. Khác với hầu hết u lành tính ở những bộ phận khác trên cơ thể, khối u lành tính phát triển trong não sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Sự khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường

Tế bào ung thư khác với các tế bào bình thường ở nhiều phương diện, đó là chúng có thể phát triển một cách không kiểm soát và bắt đầu xâm lấn các bộ phận khác. Một sự khác biệt quan trọng đó là tế bào ung thư có ít các đặc điểm chuyên biệt của tế bào hơn bình thường. Trong khi các tế bào bình thường phát triển thành các loại tế bào rất khác biệt, với các chức năng cụ thể, thì tế bào ung thư lại không như vậy. Đây là một trong những lý do mà, không như các tế bào bình thường, tế bào ung thư lại tiếp tục được nhân lên không ngừng.

Ngoài ra, các tế bào ung thư còn có thể bỏ qua các tín hiệu thông thường để tế bào ngừng phân chia hoặc bắt đầu một quá trình mới gọi là làm chết tế bào đã được lập trình, hoặc cơ chế tự chết của tế bào, mà cơ thể sử dụng để loại bỏ những thế bào thông cần thiết.

Các tế bào ung thư có thế làm ảnh hướng đến những tế bào, các phân tử và mạch máu bình thường xung quanh chúng và nuôi dưỡi khối u – gọi là khu vực môi trường vi mô. Ví dụ, các thế bào ung thư có thể tạo ra xung quanh những tế bào bình thường để giúp hình thành mạch máu nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho khối u phát triển.

Thế bào ung thư thường cũng có khả năng kháng lại hệ thống miễn dịch, một mạng lưới các cơ quan, mô và các tế bào chuyên biệt bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và một số bệnh khác. Mặc dù hệ thống miễn dịch thường loại bỏ các tế bào đã bị tổn thương hoặc có dấu hiệu bất thường ra khỏi cơ thể, nhưng một số tế bào ung thư vẫn có thể “lẩn tránh” khỏi hệ thống miễn dịch này.

Các khối u cũng có thể lợi dụng hệ thống miễn dịch để tồn tại và phát triển. Ví dụ, với sự trợ giúp của một số tế bào trong hệ thống miễn dịch, có thể ngăn chặn phương thức lẫn tránh miễn dịch của mầm bệnh, tế bào ung thư thực sự có thể giữ cho hệ thống miễn dịch từ sự tiêu diệt tế bào ung thư.

Ung thư phát bệnh như thế nào?

https://www.cancer.gov/PublishedContent/Images/images/research/science/dna/DNA-structure-article.__v70046598.jpg

Ung thư được hình thành bởi những thay đổi về gen, đơn vị vật lý cơ bản của di truyền. Các gen được sắp xếp thành các chuỗi dài AND được đóng thắt chặt chẽ gọi là nhiễm sắc thể.

Nguồn ảnh: Terese Winslow

Ung thư là một căn bệnh di truyền, đó là sự thay đổi bộ gen để kiểm soát cách thức hoạt động của tế bào, đặc biệt là cách chúng phát triển và phân chia.

Những thay đổi về gen gây ung thư có thế được di truyền từ cha mẹ người bệnh. Chúng cũng có thể phát sinh trong suốt cuộc đời mỗi con người do kết quả của việc phân chia tế bào bị lỗi hoặc do sự phá hủy các AND, gây ra bởi một số môi trường phơi nhiễm nhất định. Phơi nhiễm môi trường gây ung thư do các loại hóa chất, như các chất độc trong khói thuốc lá và phóng xạ, hay tia cực tím mặt trời. 

Mỗi bệnh nhân ưng thư có một sự thay đổi độc nhất về tổ hợp di truyền. Khi ung thư tiếp tục phát triển, sẽ có những thay đổi bổ sung xảy ra. Thậm chí ngay trong cùng một khối u, các tế bào khác nhau cũng có thể có những thay đổi di truyền khác nhau.

Nhìn chung, các tế bào ung thư có nhiều thay đổi về mặt di truyền, như là có nhiều sự đột biến về DNA, hơn các tế bào bình thường. Một số thay đổi về gen có thể không liên quan đến ung thư; chúng có thể là kết quả của bệnh ung thư, chứ không phải là nguyên nhân của bệnh này.

Nguồn: Nutimed.vn dịch và hiệu đính từ tài liệu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot