Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn

Ngày 07/09/2017

Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn

Khi trẻ bị ho, nhiều phụ huynh sốt ruột và vội vàng cho trẻ uống thuốc trị ho. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ làm bệnh của trẻ nặng thêm, thậm chí có hại vì không phải thuốc ho nào cũng dùng được cho trẻ. Vì sao trẻ bị ho? Khi nào cần cho trẻ uống thuốc trị ho? Có phải thuốc ho nào cũng dùng cho trẻ không?

Vì sao trẻ bị ho? Khi nào cần cho trẻ uống thuốc trị ho?

Trẻ ho có thể do nhiều nguyên nhân.

- Ho để tống đàm, nhằm làm sạch đường hô hấp, gọi là HO ĐÀM, đây là một phản xạ có tính chất bảo vệ, không nên dùng thuốc ức chế vì sẽ làm tụ đàm, có hại cho trẻ. Chỉ nênuống nhiều nước và thuốc long đàm/ thuốc tiêu đàm. Khi hết đàm nhớt bé sẽ hết ho.

- Ho do kích thích như khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu, sưng viêm đường hô hấp. Đây là HO KHAN, loại ho này không có tính chất bảo vệ, làm trẻ mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, cần phải ức chế bằng thuốc trị ho, và có thể thêm thuốc làm dịu cơn ho.

Có phải thuốc ho nào cũng được dùng cho trẻ không?

Không phải thuốc trị ho nào cũng có thể dùng cho trẻ em. Sau đây là một số thuốc trị ho được dùng cho trẻ.

 

 

Nhóm

Ví dụ

Thuốc trị ho

Dẫn xuất opioid

Kháng histamine gây ngủ

 

Dextromethorphan

Alimemazine (Trimprazine)

 

Thuốc tiêu đàm

 

Oxomemazine

Acetylcystein

Carbocistein

Bromhexin

Ambroxol

Thuốc long đàm và làm dịu cơn ho

Thuốc long đàm

Thuốc làm dịu cơn ho

 

Guaifenesin

 

Sulfogaialcol

Các syrup thảo dược

 

Tuy nhiên, không phải các thuốc trên được dùng cho tất cả các trẻ. Tùy theo độ tuổi của trẻ, hoặc là những bệnh đi kèm, mà trẻ chỉ dược dùng thuốc này mà không được dùng thuốc kia.

Thuốc trị ho

Dextromethorphan:

- Không được sử dụng cho trẻ bị hen và sử dụng thận trọng với trẻ bị dị ứng có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Khi ho có nhiều đàm.

- Trẻ em dưới 6 tuổi không dùng vì trẻ có thể bị ức chế hô hấp, ngưng thở.

Kháng histamine gây ngủ:

- Có thể do thuốc có tác dụng gây ngủ nên làm trẻ “quên ho”. Hiện nay không sử dụng như thuốc trị ho vì làm trẻ buồn ngủ, ngầy ngật, chán ăn.

Thuốc tiêu đàm (nhày)

Thuốc này có tác dụng làm gãy cầu nối disulfid mucoprotein của chất nhày, giúp trẻ dễ khạc ra ngoài. Tuy nhiên thuốc cũng đồng thời phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày có thể gây loét dạ dày.

Acetylcystein:

Không sử dụng cho trẻ có tiền sử hen, trẻ có nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein (thuốc viên, thuốc bột, si-rô…)

Bromhexin/Ambroxol:

Ambroxol là một chất “bà con” của bromhexin, có tác dụng và công dụng như bromhexin.

Cần chú ý với trẻ bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm xuất huyết trở lại.

Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của ambroxol, nên uống sau khi ăn.

Thuốc long đàm và làm dịu ho

Thuốc long đàm:

Guaifenesin (Glyceryl Guaiacolate): Giúp giảm độ nhày của đàm nhớt, làm dễ khạc đàm. Trẻ em dưới 6 tuổi không được dùng.

Thuốc làm dịu cơn ho:

- Các syrup thảo dược (Linctur): tạm thời làm dịu cơn ho đối vớ ho khan, ho do kích thích, hầu như vô hại cho trẻ.

Quý phụ huynh không nên tùy tiện dùng thuốc trị ho cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Bởi vì ho có thể là một triệu chứng của một bệnh khác. Có những cơn ho do suyễn hay do dị ứng, cần phải dùng thuốc dãn phế quản. Ho do viêm mũi làm dịch mũi chảy xuống hầu họng, phải dùng thuốc kháng sinh và thuốc chông sung huyết mũi. Ho do trào ngược dạ dày – thực quản thì dùng antacid. Chỉ có bác sĩ xác định được nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp.

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot