Trẻ mắc bệnh tim (Cardiac disease)

Ngày 11/09/2017

Trẻ mắc bệnh tim (Cardiac disease)

TRẺ MẮC BỆNH TIM (Cardiac disease)

1.    Khái niệm
     Bệnh tim bẩm sinh (viết tắt là CHD – Congenital heart disease) là một thuật ngữ chỉ một nhóm các dị tật ở tim và/hoặc ở các mạch máu lớn xuất hiện ngay khi trẻ chào đời. Tỉ lệ mắc bệnh CHD được ghi nhận đó là cứ trong 1000 ca sinh nở thì có 4 đến 6 trường hợp mắc bệnh.
2.    Hậu quả của bệnh tim ở trẻ em
     Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh gặp phải những yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng nhất định.
     Chậm phát triển chính là vấn đề dinh dưỡng nghiêm trọng nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh. Các yếu tố góp phần khiến bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh bị chậm phát triển đó là:
           •   Tăng nhu cầu năng lượng, chú ý trường hợp nhịp thở nhanh và tim đập nhanh có thể gia tăng đáng kể các nhu cầu chuyển hóatăng chuyển hóa cơ bản; tăng mức tiêu hao năng lượng; tăng nhu cầu chuyển hóa cho cơ tim/cơ hô hấp; nhiễm trùng; sinh non.
           •   Giảm năng lượng ăn vào; chán ăn, chứng này thường gặp ở những trẻ sơ sinh phải thường xuyên cho ăn bằng sonde; chứng khó nuốt; chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
           •   Tăng mất dinh dưỡng; chứng kém hấp thu của đường tiêu hóa; tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường khi uống sữa bột; thiếu ô-xy và tắc nghẽn tĩnh mạch ruột và gan, tình trạng này đặc biệt thường xảy ra ở trẻ mắc bệnh suy tim bên phải; bệnh đường ruột gây mất protein, thường gặp sau khi tiến hành phẫu thuật Fontan; mất chất điện giải trong thận ở trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu.
           •   Bổ sung không đầy đủ các chất dinh dưỡng; chứng nhiễm toan; chứng giảm ô-xy huyết; áp lực vùng phổi gia tăng.
           •   Suy tim sung huyết; gia tăng lưu lượng tim và dòng máu thận; phản ứng căng thẳng; giảm sức chứa đựng của dạ dày dẫn đến tình trạng giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

     Nhận biết được khả năng phát triển của bệnh nhân là việc làm hết sức quan trọng giúp đánh giá tốc độ phát triển của đứa trẻ cũng như tư vấn cho gia đình trẻ. Tình trạng xương phát triển chậm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng suy hô hấp cấp hypoxemia cùng với các đặc điểm dị tật tím tái và thường quan sát thấy ở trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh tím tái.
     Bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật Fotan có nguy cơ mắc bệnh đường ruột gây mất protein (viết tắt là PLE – Protein-losing enteropathy), làm mất protein và các dưỡng chất khác từ đường tiêu hóa. Những nguyên nhân thường thấy bao gồm viêm niêm mạc, nhiễm trùng ruột, và ở bệnh nhân mắc bệnh tim, suy giãn hoặc tắc mạch . Ngoài protein albumin, những bệnh nhân này có thể sẽ bị mất các loại protein transferrin, ceruloplasmin, fibrinogen, lipoprotein, alpha-antitrypsin, chất béo, khoáng chất, canxi và sắt. Bệnh đường ruột gây mất protein có thể biểu hiện cùng với chứng phù, cổ trướng, chứng giảm protein huyết và/hoặc giảm lympho bào. Tình trạng thiếu men alpha-1-antitrypsin dẫn đến tăng lượng chất thải xuất ra khỏi cơ thể có thể giúp xác nhận chẩn đoán. Biện pháp kiểm soát bao gồm cung cấp một chế độ ăn có hàm lượng protein cao và ít chất béo mạch dài. Bổ sung chế độ ăn này cùng với chất béo mạch vừa (MCT – Medium chain triglyceride) chứa sữa và/hoặc dầu có thể cho những kết quả khác nhau. Loại dầu MCT thường được dùng là do bệnh nhân mắc chứng kém hấp thu và cơ chế hấp thu loại dầu này là hấp thu trực tiếp thông qua tĩnh mạch chủ. Khi mắc chứng kém hấp thu, bệnh nhân có thể cần bổ sung thêm canxi và các loại vitamin hòa tan trong chất béo.
3.    Khuyến nghị về dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tim
     Nhiều yếu tố cần phải được kiểm tra để đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh.
•   Tiền sử bệnh:
           + Loại thương tổn (chứng tím tái với không tím tái)
           + Khả năng cho ăn bằng đường miệng của đứa trẻ.
           + Tuổi chẩn đoán
           + Những loại thuốc dùng gần đây
     Tương tác giữa dinh dưỡng và các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh tim bẩm sinh đó là:
                      o   Furosemide: gây chán ăn, buồn nôn, giảm K, Na, Cl huyết thanh
                      o   Captopril: giảm Zn huyết thanh, tăng K huyết thanh
                      o   Digoxin: gây buồn nôn, không dung nạp thức ăn, tiêu chảy, giảm K huyết thanh
                      o   Chlorothiazide: gây chán ăn, giảm K, ZN, Mg, vitamin B2
                      o   Propranolol: hạ đường huyết.
           + Toát mồ hôi khi cho ăn
•   Kiểm tra sức khỏe:
           + Dấu hiệu ngón tay dùi trống
           + Da tím tái/xanh xao
           + Tình trạng phù
           + Nhịp thở (những trẻ cho ăn bằng đường miệng có thể hấp thu kém nếu thở quá nhanh)
           + Tình trạng bão hòa oxy
           + Khả năng phối hợp giữa kỹ năng bú, nuốt và thở
•   Xét nghiệm:
           +  Huyết thanh điện giải, Ca, Mg, P, albumin
           + Các chất điện giải Na, K, Ca trong nước tiểu với những trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu
           + Canxi/canxi i-on hóa đối với hội chứng DiGeorge
4.   Dinh dưỡng điều trị: Chúng ta cần làm gì khi trẻ mắc bệnh tim
     Dựa vào các bằng chứng thường xảy ra đối với bệnh nhi chậm phát triển, trẻ mắc bệnh tim cần bổ sung thêm lượng calorie vượt qua ngưỡng của Khẩu phần Dinh dưỡng Khuyến nghị (RDA) để đảm bảo tốc độ phát triển.  Nhu cầu năng lượng của nhóm trẻ mắc bệnh tim là khác nhau. Đối với trẻ phải phẫu thuật điều trị thì thông thường có nhu cầu năng lượng cao hơn trước khi phẫu thuật trong khi những trẻ phải trải qua phẫu thuật giảm nhẹ thường có nhu cầu năng lượng cao hơn trong một thời gian dài. Nhu cầu năng lượng cần thêm ước tính khoảng 30-60 kcal/kg mỗi ngày dựa theo độ tuổi của trẻ, trong đó các nhu cầu năng lượng cần chuẩn độ theo cách phát triển của từng đứa trẻ.
     Nên xác định nhu cầu dinh dưỡng một cách đa chiều và quan tâm đến mối liên hệ với bệnh chậm phát triển, bệnh CHD, tình trạng bệnh lý và chứng kém hấp thu. Nhiều trẻ cần phải dùng loại sữa ít năng lượng do không thể dung nạp lượng dinh dưỡng cần thiết để tiêu thụ đủ calo khi pha ở độ loãng tiêu chuẩn của sữa.
     Thuở thơ ấu là thời điểm mang tính chất quyết định đối với sự phát triển các kỹ năng ăn uống của trẻ. Nhiều trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh chậm phát triển các kỹ năng ăn uống do phải phẫu thuật và/hoặc phải ăn qua ống dẫn lâu dài. Những vấn đề này có thể kết hợp với nhau làm trẻ không nhận đủ sữa mẹ và/hoặc sữa bột . Trong trường hợp nhu cầu năng lượng gia tăng và khả năng nạp đủ lượng thức ăn qua đường miệng giảm cần phải dùng sữa mẹ hoặc sữa bột giàu năng lượng.
     Mục đích cuối cùng đối với nhóm bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh, đó là đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển một cách bình thường. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường dung nạp lượng dinh dưỡng toàn bộ thấp hơn bình thường, do vậy cần ước lượng và quản lý chặt chẽ  các chất dinh dưỡng vi lượng cần cung cấp cho trẻ. . Bổ sung khoáng chất có thể cần thiết cùng với bổ sungvitamin tổng hợp.  Nên chú ý kỹ lưỡng hàm lượng các chất điện giải K, Cl và Mg vì trong trường hợp cơ thể bị cạn kiệt những chất này thì có thể dẫn đến chậm phát triển. Để phát triển toàndiện cần giám sát lượng chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng nạp vào và tích trữ trong cơ thể giúp đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng liên tục của bệnh nhân.
     Những thông tin do chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho những tư vấn từ phía các bác sĩ và các nhân viên y tế. Ngoài ra, những lời khuyên chúng tôi cung cấp chỉ mang tính bổ sung, không đảm bảo hết các công dụng, hỗ trợ, phòng ngừa hay phản ứng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân nếu áp dụng. Những tư vấn của chúng tôi có thể cũng không bao quát hết được tình trạng sức khỏe cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải. Vì vậy, không nên trì hoãn hay bỏ qua việc đi khảm bác sĩ do bất cứ thông tin nào mà  imom.vn cung cấp. Độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, ngừng lại hay thay đổi bất cứ một phác đồ điều trị nào và để xác định được tiến trình trị liệu phù hợp cho bản thân bạn.

Biên tập: Bs.Ths. Bùi Đại Thụ 
Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot