Trẻ chậm phát triển

Ngày 07/09/2017

Trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển:
Chậm phát triển, hay còn được biết đến với những cái tên khác như chậm lớn, suy dinh dưỡng, là một thuật ngữ y học thường dùng để miêu tả những trẻ có biểu hiện phát triển không cân đối về mặt thể chất hay không thể duy trì tốc độ phát triển như mong muốn theo thời gian.
Để chẩn đoán trẻ có bị chậm phát triển hay không, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (NCHS) đã nghiên cứu và đưa ra những tiêu chí cụ thể sau:
       •  Trường hợp trẻ bị chậm phát triển:
              + Cân nặng theo độ tuổi nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 trong bảng xếp hạng tăng trưởng của NCHS
              + Cân nặng theo chiều cao nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 trong bảng xếp hạng tăng trưởng của NCHS
       •  Trường hợp trẻ có tốc độ tăng trưởng giảm dần:
Cân nặng giảm nhiều hơn 2 bách phân vị chính hoặc 2 độ lệch chuẩn trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng dựa theo bảng xếp hạng tăng trưởng của NCHS
Hậu quả của bệnh chậm phát triển ở trẻ em
Trẻ chậm phát triển không nạp đủ cũng như không được cung cấp hay hấp thu đủ lượng calo cần thiết để đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu. Thông thường, bệnh chậm phát triển được phân loại thành chậm phát triển thể chất và chậm phát triển tinh thần. Chậm phát triển tinh thần liên quan đến các đặc điểm tâm lý xã hội theo tự nhiên, bao gồm rối loạn gắn kết giữa mẹ và con, rối loạn các kỹ thuật cho ăn, tính tương tác khi cho ăn kém và nuôi con bằng sữa mẹ không đúng cách.
       o  Những yếu tố nguy cơ dẫn đến chậm phát triển tinh thần đó là rối loạn gắn kết giữa mẹ và con, dùng loại sữa không thích hợp, nuôi con bằng sữa mẹ không đúng cách, sử dụng quá nhiều nước ép, đặc biệt nếu loại nước ép đó có hàm lượng calo và các chất dinh dưỡng cao hơn bình thường, chậm tập ăn dặm, không dung nạp những loại thực phẩm mới, ép buộc trẻ ăn, trẻ bị sao lãng trong giờ ăn. Ngoài ra những căng thẳng về mặt tâm lí xã hội cũng khiến trẻ bị chậm lớn, bao gồm: cha mẹ ly hôn, mất mát người thân yêu, lạm dụng thuốc, bạo lực, bị phớt lờ, từ chối ăn, chuyển nhà mới, có em bé mới, vô gia cư, không được chăm sóc y tế đầy đủ, có những niềm tin trong gia đình không đúng về sức khỏe và dinh dưỡng (ví dụ sợ hãi béo phì...).
       o   Những yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị chậm phát triển thể chất đó là trẻ mắc phải một căn bệnh nhất định nào đó như hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR), các hội chứng bệnh bẩm sinh, sinh quái thai, dị ứng/không dung nạp sữa có chứa protein, bệnh celiac, nhiễm HIV, bệnh xơ nang, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày, sự trao đổi chất, nhiễm sắc thể hay cơ thể dị biệt.
Ngoài ra các rối loạn ăn uống còn được phân loại dựa trên các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh và quan niệm về sự chia rẽ và tính cá nhân. Trong phạm vi này, ba giai đoạn của quá trình nuôi dưỡng gồm: cân bằng nội môi, sự gắn bó, sự chia rẽ và tính cá nhân. Trong giai đoạn cân bằng nội môi, trẻ sơ sinh học để điều chỉnh các hành vi bú, nuốt và ngừng ăn bằng cách biểu hiện các dấu hiệu đói và no nê. Không điều khiển được những kỹ năng này sẽ khiến trẻ gặp phải những vấn đề ở giai đoạn tiếp theo – giai đoạn gắn bó. Trong giai đoạn này, em bé sơ sinh phát triển các khuôn mẫu tương tác với người chăm sóc, đặc biệt tỏ ra thèm muốn và hứng thú ăn uống. Nếu không có cảm giác hào hứng hay thèm ăn trong quá trình cho ăn thì có thể dẫn đến rối loạn hành vi chẳng hạn như nôn mửa hoặc nhai đi nhai lại thức ăn. Những vấn đề gặp phải khi cho ăn phát triển ở giai đoạn thứ ba có thể dẫn đến tình trạng không thể phân biệt được rõ ràng giữa nhu cầu thể chất và nhu cầu tinh thần.
Có ba loại rối loạn ăn uống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh chậm phát triển, bao gồm:
       -  Rối loạn cân bằng nội môi : loại rối loạn này thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 0-2 tháng tuổi,  khiến trẻ gặp khó khăn khi được cho ăn bằng đường miệng (ví dụ: suy hô hấp). Trẻ sơ sinh mắc loại rối loạn này có biểu hiện dễ bị kích động, dễ cáu kỉnh, thụ động.
       -  Rối loạn gắn bó: thường diễn ra ở trẻ sơ sinh có độ tuổi từ 2-6 tháng. Loại rối loạn này thường diễn ra khi trẻ phải nằm viện một thời gian dài hoặc bị tách khỏi người mẹ, và chậm phát triển. Biểu hiện của trẻ mắc rối loạn gắn bó đó là buồn bã, ủ rũ, luôn luôn đề phòng, cảnh giác xung quanh, hoặc kháng cự khi được bế
       -  Rối loạn cá nhân hay chia rẽ: thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Những đứa trẻ mắc phải loại rối loạn này thường gặp phải các vấn đề sức khỏe khiến trẻ bị hạn chế dung nạp thực phẩm (ví dụ: bệnh béo phì, bệnh celiac). Biểu hiện của trẻ đó là từ chối thức ăn, kháng cự và đùa giỡn với thức ăn.
Khuyến nghị về dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển
Cung cấp năng lượng và protein cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu bắt kịp đà tăng trưởng:
-   Đối với trẻ sơ sinh:
       •   Sữa: Chủ yếu cho trẻ dùng các loại sữa có tích hợp các thành phần carbohydrate, protein hay chất béo
       •   Thức ăn đặc: Cung cấp các loại thực phẩm dành cho trẻ nhỏ có hàm lượng calo và protein cao (ví dụ: phô-mai, các loại thịt xay)
       •   Nước ép: Không khuyến khích cho trẻ uống nước ép
-       Đối với trẻ tập đi:
       •   Sữa: Tăng hàm lượng calo trong sữa và chủ yếu dùng loại sữa tích hợp cabohydrate, protein hay chất béo. Ngoài ra, cung cấp các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (ví dụ: 30kcal/oz sữa, trong đó 1oz=28,35gram)
       •   Nước ép/ soda: Hạn chế uống nước ép, uống tối đa 4oz/ngày. Không khuyến khích cho trẻ uống soda
       •   Thức ăn đặc: Cung cấp các loại thực phẩm có hàm lượng calo và protein cao. Gợi ý về chế độ ăn có hàm lượng calo và protein cao như sau:
Đối với các chế phẩm từ sữa:
       •   Sữa bột, hỗn hợp sữa tươi và kem tươi (mỗi loại một nửa), sữa đặc không đường: thêm vào sữa tươi nguyên kem, sữa chua, bánh thịt nướng sữa, sữa lắc, bánh mì, bánh nướng xốp, bánh quy, sốt, nước dùng và súp kem. Cũng có thể dùng sữa đặc có đường trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhanh (ví dụ cho 1 thìa sữa vào khoảng 170-227 gam dung dịch).
       •   Sữa chua: Dùng cùng với trái cây, bữa sáng, bánh quế, bánh nướng xốp và ngũ cốc.
       •   Kem hoặc phô-mai làm từ sữa đã gạn kem và/hoặc kem chua: thêm vào bánh thịt nướng sữa, khoai tây, rau củ quả, cơm, mì, bánh mì và bánh quy giòn (ví dụ: 1 thìa trên 1 chén )
       •   Phô-mai: thêm vào bánh sandwich, thịt, khoai tây, salad, rau củ quả, mì ống, cơm và sốt kem.
       •   Bơ và bơ thực vật: Phết bơ vào bánh mì, các loại hạt, ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nóng), bánh quế, bánh thịt nướng sữa và rau củ quả (ví dụ: phết 2 thìa bơ vào 1 miếng bánh mì hoặc ½ chén ngũ cốc.
       •   Ngoài ra bánh pudding, ca-cao, sữa lắc, súp kem, bánh trứng có thể được cung cấp như là các bữa ăn phụ hoặc vào các bữa sáng.
Đối với nhóm thực phẩm có chứa protein:
       •   Thịt, cá, thịt gà và trứng
       •   Bơ đậu phộng và các loại bơ từ hạt khác
 
Đối với các loại trái cây và rau củ quả:
       •   Trái cây trộn: thêm vào sữa, sữa chua, sữa lắc, kem và bánh pudding
       •   Thạch: có thể làm từ nước ép thay vì nước lọc
       •   Mật ong hoặc si-rô: thêm vào nước ép trái cây tự nhiên hoặc có thêm đường.
       •   Trái cây khô
       •   Rau củ quả
Đối với các loại hạt:
       •   Ngũ cốc
       •   Mì sợi và các loại hạt có hàm lượng protein cao
       •   Thịt
       •   Các món tráng miệng nguyên hạt: ví dụ: cháo bột yến mạch, nho khô hoặc bánh quy bơ đậu phộng.
Dinh dưỡng điều trị: Chúng ta cần làm gì khi trẻ mắc bệnh chậm phát triển
Dinh dưỡng điều trị cho trẻ chậm lớn cần bao gồm các chăm sóc ở các khía cạnh khác nhau, cần quan tâm đến đặc điểm sinh lý học, dinh dưỡng và các yếu tố xã hội liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, đội ngũ điều trị nên bao gồm cả bác sĩ, y tá, nhân viên công tác xã hội, nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng. Nhìn chung, dinh dưỡng điều trị đối với trường hợp thiếu dinh dưỡng cần tiến hành theo các bước sau:
       1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
       2. Cung cấp dinh dưỡng để đáp ứng các nhu cầu phát triển
       3. Cụ thể và cá nhân hóa các hướng dẫn dinh dưỡng
Đối với trẻ chậm phát triển, cần phối hợp các biện pháp xử trí khác nhau. Cha mẹ cần có cách cho ăn đúng, các biện pháp can thiệp hỗ trợ để cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
Cách cho trẻ ăn đúng:
       -  Xây dựng lịch trình đều đặn các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ, cách nhau 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng
       -  Kiên định với lịch trình này hằng ngày
       -  Hạn chế nước giải khát trong bữa ăn chính và chỉ cho vào bữa ăn phụ, cho trẻ uống nước giữa các thời điểm cho ăn
       -  Xác định  những giới hạn về thời lượng các bữa ăn chính và ăn phụ, thường là từ 20-30 phút
       -  Chế biến các món ăn có cấu trúc thích hợp. Ví dụ: tỉ lệ các thực phẩm chế biến đối với trẻ tập đi là bằng khoảng 1/3 đến ¼ tỉ lệ thức ăn của người lớn.
       -  Có chỗ ngồi thoải mái cho trẻ
       -  Khuyến khích những hành vi ăn uống tích cực bằng những lời tán dương khen ngợi và ủng hộ tích cực nhưng không chú trọng quá nhiều vào việc tự để trẻ ăn
       -  Chuẩn bị sẵn tất cả các món ăn trước khi trẻ ngồi vào bàn ăn
       -  Hạn chế những thứ làm trẻ sao lãng (ví dụ: đồ chơi, đài, TV, Video,…)
       -  Là tấm gương tích cực để trẻ noi theo học tập về hành vi ăn uống
       -  Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm
       -  Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mà trẻ thích và dần dần giới thiệu những thực phẩm mới cho trẻ.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp cần có biện pháp can thiệp thêm để hỗ trợ trẻ.
       -  Xác định nguồn thực phẩm dựa theo các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng nếu cần thiết.
       -  Xác định các hệ thống hỗ trợ giúp tối giản căng thẳng giữa cha mẹ. Ví dụ: dịch vụ chăm sóc trẻ em, tư vấn.
Các lớp học làm cha mẹ, đặc biệt dành cho những người cha/ mẹ trẻ tuổi là rất hữu ích. Nhiều trường hợp cần phải cho trẻ nằm viện, dùng các chất kích thích cảm giác thèm ăn và cho ăn bằng đường ống nếu trẻ không thể ăn qua đường miệng.
Ths.Bs. Bùi Đại Thụ
Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot