TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ

Ngày 15/03/2019

Việc dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư.

Dinh dưỡng là một quá trình trong đó thực phẩm được đưa vào và sử dụng bởi cơ thể để tăng trưởng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, và để thay thế mô. Việc dinh dưỡng tốt rất quan trọng để có một sức khỏe tốt. Ăn đúng loại thức ăn trước, trong và sau khi điều trị ung thư có thể giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn và duy trì sức khỏe tốt hơn. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm việc nạp đủ đồ ăn và thức uống có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng (vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate, chất béo và nước) mà cơ thể cần.

Một thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng cả trong và sau khi điều trị ung thư.

Liệu pháp dinh dưỡng được sử dụng để giúp bệnh nhân ung thư có trọng lượng cơ thể phù hợp, duy trì thể lực, giữ cho mô của cơ thể khỏe mạnh và giảm các tác dụng phụ cả trong và sau khi điều trị.

Một chuyên gia dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.

Một chuyên gia dinh dưỡng là một thành viên của nhóm chuyên gia y tế giúp điều trị và phục hồi ung thư. Một chuyên gia dinh dưỡng sẽ làm việc với bệnh nhân, gia đình của họ, và những người còn lại của nhóm y tế sẽ quản lý chế độ ăn của bệnh nhân trong và sau khi điều trị ung thư.

Bệnh ung thư và việc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bệnh nhân.

Đối với nhiều bệnh nhân, ảnh hưởng của bệnh ung thư và việc điều trị ung thư khiến họ khó ăn uống tốt. Các phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bao gồm:

  • Hóa trị.
  • Liệu pháp hormone.
  • Xạ trị.
  • Phẫu thuật.
  • Liệu pháp miễn dịch.
  • Ghép tế bào gốc.

Khi vùng đầu, cổ, thực quản, dạ dày, ruột, tuyến tụy, hoặc gan bị ảnh hưởng bởi việc điều trị ung thư, rất khó để cơ thể người bệnh nạp đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe.

Bệnh ung thư và việc điều trị bệnh có thể gây suy dinh dưỡng.

Bệnh ung thư và việc điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác, sự thèm ăn và khả năng ăn đủ hoặc hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này có thể gây suy dinh dưỡng, một tình trạng xảy ra do thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Lạm dụng rượu bia và bệnh béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng có thể khiến bệnh nhân trở nên yếu ớt, mệt mỏi và không thể kháng nhiễm khuẩn hay hoàn thành việc điều trị ung thư. Suy dinh dưỡng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh ung thư phát triển hoặc lan rộng.

Ăn đủ lượng protein và calo rất quan trọng trong việc điều trị, kháng nhiễm khuẩn và nạp đủ năng lượng.

Chán ăn và suy mòn do ung thư là những nguyên nhân phổ biến của việc suy dinh dưỡng ở bệnh nhân.

Chán ăn là bị mất khẩu vị hoặc không muốn ăn. Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Chán ăn có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn trong thời gian bị bệnh, nếu ung thư phát triển hoặc lan rộng. Một số bệnh nhân đã chán ăn từ trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Hầu hết bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối sẽ bị chán ăn. Chán ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư.

Suy mòn do ung thư là tình trạng yếu ớt, sụt cân, mất mỡ và cơ bắp ở bệnh nhân. Suy mòn do ung thư thường gặp ở những bệnh nhân có khối u do chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống và tiêu hóa của bệnh nhân. Nó có thể xảy ra ở những bệnh nhân ung thư đang ăn uống tốt, nhưng cơ thể không tích trữ chất béo và cơ bắp vì sự phát triển của khối u.

Một số loại khối u thay đổi cách cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng nhất định. Việc sử dụng protein, carbohydrate và chất béo của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là do khối u ở dạ dày, ruột, hoặc đầu và cổ. Một bệnh nhân có vẻ như đang ăn uống đầy đủ, nhưng cơ thể người đó có thể không hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Bệnh nhân ung thư có thể bị chán ăn và suy mòn cùng một lúc.

Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tại đây

Nguồn: nutimed.vn dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI)

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot