Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2 (Phần 1)

Ngày 12/06/2018

TÌM HIỂU VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 (Phần 1)

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất, chiếm khoảng 85-90% số lượng bệnh nhân tiểu đường. Hóc môn tụy được tạo ra trong cơ thể của bạn thông qua tuyến tụy. Có vai trò đưa đường glucose từ máu vào trong tế bào cơ thể và để tạo ra năng lượng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng hóc môn và các tế bào cơ thể không thể sử dụng được một cách hợp lý. Điều này dẫn đến mức đường huyết tăng cao.


Bệnh tiểu đường là tình trạng khi có quá nhiều lượng glucose (đường) trong máu. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng đối với cơ thể của bạn. Nguồn năng lượng này có trong thực phẩm có chứa chất tinh bột và đường mà bạn ăn, chẳng hạn như bánh mì, mì Ý, cơm, ngũ cốc, trái cây, rau có chất tinh bột, sữa và sữa chua. Cơ thể của bạn chuyển hóa chất tinh bột và đường thành đường để đưa vào trong máu của bạn.

Hóc môn tụy được tạo ra trong cơ thể của bạn thông qua tuyến tụy. Có vai trò đưa đường glucose từ máu vào trong tế bào cơ thể và để tạo ra năng lượng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng hóc môn và các tế bào cơ thể không thể sử dụng được một cách hợp lý. Điều này dẫn đến mức đường huyết tăng cao.

Những ai có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra đối với người lớn, nhưng bây giờ thanh niên - và thậm chí cả trẻ em – cũng đang bị phát loại bệnh này. Các tác nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • có gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • đã bị tiền tiểu đường
  • vượt quá mức cân nặng có lợi cho sức khỏe
  • có một lối sống thiếu năng động
  • già đi
  • bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lúc mang thai
  • phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
  • sử dụng một vài loại thuốc chống rối loạn thần kinh hay thuốc kích thích có chứa stê-rô.

Có thể ngăn ngừa hay chữa lành bệnh tiểu đường tuýp 2 được không?

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2có thể trì hoãn và, trong một số trường hợp, thậm chí ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường nhờ có một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm hoạt động thể chất thường xuyên, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, và giữ được cân nặng ở mức có lợi cho sức khỏe.
 
Một khi bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thì không có thuốc chữa, nhưng nếu kiểm soát tốt bệnh này thì bạn có thể tiếp tục sống khỏe mạnh. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc giảm cân và giữ cân trong một vài trường hợp có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có những triệu chứng nào?

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm:

  • khát nước và uống nhiều nước hơn bình thường
  • cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • đi vệ sinh (tiểu tiện) nhiều hơn bình thường
  • bị đau hoặc có vết cắt nhưng không chữa lành được
  • thấy lờ mờ
  • ngứa ngáy và nhiễm trùng da
  • bị đau hay có cảm giác ngứa ran (hay kiến bò) ở chân hay bàn chân.

Thông thường, người bệnh không để ý đến những triệu chứng này, hoặc những triệu chứng này có thể xuất hiện từ từ qua thời gian. Một vài người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Trong một vài trường hợp, dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường có thể là một biến chứng như đau tim, loét chân hay có vấn đề về thị giác.

Nguồn: dịch và hiểu chỉnh từ tài liệu của Tổ chức về bệnh tiểu đường bang Victoria - Úc

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot