Thông tin bạn cần biết về chứng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi- Phần 2

Ngày 07/09/2017

Thông tin bạn cần biết về chứng suy dinh dưỡng

ở trẻ dưới 5 tuổi- Phần 2

THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI - PHẦN 2
 Ở phần 1, Nutimed.com đã chia sẻ với các bạn một số nguyên nhân gây ra chứng suy dinh dưỡng, biểu hiện bên ngoài và hậu quả của chứng suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì thế, sau khi phát hiện ra việc trẻ bị suy dinh dưỡng, các bậc phụ huynh cần có những hành động cụ thể để giúp trẻ phục hồi.

  Phần tiếp theo của bài viết về chứng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi. Nutimed.com sẽ cung cấp cho các bạn một số kinh nghiệm và nội dung sau đây:
       •   Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
       •   Dinh dưỡng và thực đơn tham khảo dành cho trẻ suy dinh dưỡng
       •   Thông tin về một số sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng trên thị trường có thể sử dụng bổ sung và lựa chọn của Nutimed.com
Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
     Phương pháp tốt nhất để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng đó là quan tâm và can thiệp kịp thời đến các vấn đề về dinh dưỡng cũng như xây dựng khẩu phần ăn của trẻ nhằm tăng năng lượng cũng như tăng lượng chất dinh dưỡng thiết yếu.
     Nutimed.com sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên tắc chung trong việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng:
       •   Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn. Dầu mỡ sẽ cung cấp năng lượng gấp đôi so với các chất đạm và bột. Hãy thêm vào một thìa dầu hoặc mỡ vào các món cháo hoặc bột đối với trẻ ăn dặm.
       •   Chế biến món ăn dưới dạng đặc. Các món ăn loãng sẽ cung cấp nguồn năng lượng thấp hơn. Trẻ sẽ khó tiếp nhận các món đặc hơn bình thường, vì vậy, cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm một số loại men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ để kích thích trẻ ăn tốt hơn.
       •   Tăng các bữa ăn cho trẻ. Hãy chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì chỉ cho trẻ ăn 3 bữa mỗi ngày, hãy thêm vào 2-3 bữa phụ cho trẻ. Những bữa phụ đó có thể là vào buổi chiều sau khi bé vừa vui chơi xong hoặc vừa đi nhà trẻ về và một bữa khác có thể là bữa tối trước khi trẻ đi ngủ. Trong các bữa phụ này, cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa hoặc ăn sữa chua hay hoa quả chẳng hạn như chuối… Đây là những thực phẩm kích thích cơn thèm ăn cũng như khả năng tiêu hóa của trẻ.
       •   Chỉ nên cho trẻ ăn một nửa khẩu phần so với bình thường và ăn đa dạng các món ăn. Nếu ép trẻ ăn hết khẩu phần, trẻ có thể biếng ăn về mặt tâm lý, thậm chí trẻ có thể “trớ” ra hết những gì trẻ vừa ăn. Việc làm này sẽ gây ra hiệu quả ngược cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Mặt khác, nếu cho trẻ ăn đa dạng với lượng thức ăn vừa phải trẻ sẽ dần thích và muốn ăn nhiều hơn.
       •   Tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ. Các mẹ có thể tăng cường lượng chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách băm nhỏ, ninh nhừ và nêm nếm phù hợp với trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng thường ăn nhạt và không thích mùi gia vị có trong thức ăn. Các mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm như trứng, thịt băm, cá băm và rau xắt nhỏ là những loại thực phẩm phù hợp và thường được trẻ nhỏ ưa chuộng.
       •   Nuôi con bằng sữa mẹ. Đối với trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, các mẹ lưu ý không nên cho con cai sữa sớm, cho con bú càng lâu càng tốt và nên chỉ nên cho con cai sữa khi trẻ đã được 1 tuổi.
       •   Bên cạnh đó, một lưu ý nhỏ cho các mẹ là không nên cho trẻ uống các loại nước ép trái cây trước khi ăn hoặc cho uống nước trái cây vào bữa phụ bởi các loại nước này thường có ít năng lượng, chất xơ, ngoài ra thành phần chính của các loại nước này là vitamin và đường cho nên có thể khiến trẻ “ngang dạ” và không muốn ăn khi vào bữa chính.
       •   Các mẹ cũng nên chú ý bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (cụ thể là vitamin và muối khoáng) cho trẻ và đừng quên đưa trẻ đi khám và tiến hành theo dõi dinh dưỡng cũng như điều trị các loại thuốc hợp lý.
Một số lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Đối với trẻ suy dinh dưỡng bú mẹ ở cấp độ I và II
       •   Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
       •   Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
       •   Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm sản phẩm 5- zymes (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng cấp độ III
       •   Cho nhiều bữa trong ngày.
       •   Tăng dần calo.
       •   Dùng sữa cao năng lượng như sữa Calokid, Nutren Junior...: cần sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ
       •   Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.
       •   Những trẻ suy dinh dưỡng có biểu hiện tiêu chảy hoặc viêm phổi phải được đưa vào điều trị tại bệnh viện.
     Bên cạnh các thông tin nêu trên, Nutimed.com khuyên bạn nên lập ra những thực đơn cụ thể và thực hiện dành riêng cho bé trong từng giai đoạn phát triển cũng như mức độ suy dinh dưỡng. Đối với gợi ý về thực đơn, các bạn nên tới gặp bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng, không thể có một thực đơn chung nào dành cho tất cả các bé suy dinh dưỡng cả.
Một số sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng có mặt trên thị trường
     Lưu ý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi theo khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe trên thế giới nên được cho bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng một số sản phẩm để hỗ trợ thay thế sữa mẹ. Bạn cần phải được chỉ định từ bác sỹ.
     Những thông tin dưới đây Nutimed.com cung cấp với mục đích hỗ trợ bạn về thông tin các loại sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng. Những thông tin này không mang tính quảng cáo hay vì lợi ích của cá nhân/tổ chức nào cả.
     Bên cạnh việc thực hiện một thực đơn hợp lí bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo một số các sản phẩm đi kèm sau đây. Lưu ý: Nutimed.com luôn khuyên bạn cần phải được lời khuyên từ bác sỹ nếu muốn sử dụng các sản phẩm này một cách hiệu quả nhất.
     Các sản phẩm sữa phổ biến trên thị trường dành cho trẻ suy dinh dưỡng:

Lứa tuổi

Tên sản phẩm

Nhà sản xuất

Từ 1-10 tuổi

CaloKid (900g)

Vitadairy

Trên 1 tuổi

Grow Plus + (900g)

Nutifood

Từ 1-2 tuổi

Dialac Grow Plus 1+

Vinamilk

Từ 1-10 tuổi

PediaSure

Abbort

Ngoài hai dòng sản phẩm đến từ Nutifood và Vinamilk các bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin. Nutimed.com chia sẻ thêm với các bạn thông tin về loại sữa CaloKid dành cho những ai quan tâm.
 
Bài viết được ban quản trị Nutimed.com xây dựng dựa trên các kiến thức và kinh nghiệm thực tế

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot