Theo dõi bệnh đái tháo đường

Ngày 12/09/2017

Theo dõi bệnh đái tháo đường

THEO DÕI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Theo dõi các chỉ số đường huyết:
CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT

 

HbA1c

(Dưới 7%)

 

Đường huyết lúc đói

(Từ 90- 130 mg/dL

hay 5- 7.2 mmol/L)

 

Đường huyết sau ăn 2 giờ

(Dưới 180mg/dL hay là 10 mmol/L)

 

  • HbA1c thường được đo tại cơ sở y tế sau mỗi 3 tháng, dùng để đánh giá chung về mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh.

  • Chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn cần được người bệnh theo dõi nhiều lần, trước và sau khi ăn 2 giờ tại nhà với thiết bị đo cá nhân.

  • Số lần đo và duy trì việc theo dõi trong bao lâu sẽ thay đổi tùy theo mục đích của từng người bệnh và từng giai đoạn điều trị.

       HbA1c và biến thiên đường huyết là những thông tin rất quan trọng cho bác sĩ để có thể chọn lựa và điều chỉnh liệu trình điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả và bảo đảm an toàn cho người bệnh.
Vì vậy người bệnh cần chú ý trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng để phối hợp tốt với bác sĩ.
2. Theo dõi huyết áp:
       Cao huyết áp thường gặp ở người bị đái tháo đường típ 2. Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết thì có nghĩa bạn làm giảm khá nhiều nguy cơ bị biến chứng dài hạn, nhất là các bệnh lý tim mạch.
       Bỏ hút thuốc, giảm cân, ăn nhiều rau củ quả, ăn ít muối và thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn giảm huyết áp. Uống đủ thuốc trị cao huyết áp được bác sĩ kê toa, dù bạn cảm thấy không có tác dụng gì, sẽ giúp huyết áp của bạn được giữ ở mức độ tối ưu.
       Nếu bạn bị đái tháo đường típ 2, huyết áp của bạn nên dưới 140/80 milimet thủy ngân (mmHg). Trong vài trường hợp, ví dụ như đã bị tổn thương thận, bạn nên giữ huyết áp thấp hơn, ví dụ 135/75 mmHg để tránh tổn thương nặng thêm. Một người khỏe mạnh thì huyết áp không thể dưới 100/60 mmHg. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về mức huyết áp lý tưởng đối với bạn và cách để đạt được nó.

Nestlé
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot