Thành phần của sữa mẹ

Ngày 07/09/2017

Thành phần của sữa mẹ

THÀNH PHẦN CỦA SỮA MẸ

Sự khác nhau giữa sữa non và sữa trưởng thành
➢    Sữa non được hình thành từ tuần thứ 14 - 16 của thai kỳ và được tiết ra trong 1 - 3 ngày đầu sau đẻ, có màu vàng nhạt hoặc trong, sánh đặc.
➢    Sau 3-5 ngày, sữa non chuyển thành sữa trưởng thành. Sữa trưởng thành gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa.
➢    Sữa trưởng thành được tiết ra đầu bữa bú (sữa đầu) có màu trắng hơi xanh, chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng khác, vì vậy cần cho trẻ được bú sữa đầu bữa.
➢    Sữa trưởng thành được tiết ra cuối bữa bú (sữa cuối) có màu trắng sữa, chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng, vì vậy cần cho trẻ bú hết sữa cuối bữa.
Vì vậy trẻ phải bú được cả sữa đầu bữa và cuối bữa để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và lượng nước cần thiết.
  
Tầm quan trọng của sữa non

➢     Sữa non số lượng ít nhưng độ đậm cao.
➢    Sữa non giàu kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn, nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa trưởng thành, giúp trẻ pḥòng chống nhiễm khuẩn, dị ứng và có khả năng miễn dịch nhiều bệnh mà trẻ có thể mắc sau đẻ.
➢     Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, đào thải phân su, thải bilirubin ra khỏi ruột làm giảm mức độ vàng da của trẻ.
➢    Sữa non có yếu tố tăng trưởng biểu bì giúp cho ruột phát triển hoàn thiện chức năng, phòng tránh dị ứng và không dung nạp thức ăn khác.
➢     Sữa non chứa nhiều vitamin A có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ; giàu natri, kali, vitamin E và kẽm.
 
Vì vậy cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ ngay sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non. Không nên cho trẻ ăn/uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác trước bữa bú đầu tiên.

SỮA NON

Đặc tính

Tầm quan trọng

1. Giàu kháng thể

a. Giúp phòng chống dị ứng và nhiễm khuẩn

2. Nhiều tế bào bạch cầu

b. Giúp phòng chống nhiễm khuẩn

3. Có tác dụng xổ nhẹ

c. Đào thải phân su

d. Giúp giảm mức độ vàng da của trẻ

4. Có yếu tố tăng trưởng biểu bì ruột

e. Giúp cho ruột trưởng thành

f. Phòng chống dị ứng, không dung nạp thức ăn khác

5. Giàu vitamin A

g. Giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ


 Nguồn: Bộ Y Tế. Tài liệu "Nuôi dưỡng trẻ nhỏ". 1/2015, Hà Nội
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot