SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ

Ngày 18/03/2019

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng ở người bị bệnh ung thư xảy ra khi năng lượng và protein được họ nạp vào thông qua việc ăn uống ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột cũng như gây ra sự suy giảm thể lực và tỉ lệ mỡ trong cơ thể.

So với những người không mắc bệnh, các bệnh nhân ung thư có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn. Điều quan trọng là việc phòng ngừa suy dinh dưỡng hoặc phát hiện sớm suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư có ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với phác đồ điều trị bệnh và sự phục hồi của cơ thể người bệnh.

Vì sao bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị suy dinh dưỡng?

Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tại đây

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bị ung thư, bao gồm:

• Chính bản thân bệnh ung thư và một số bộ phận cơ thể chịu ảnh hưởng của bệnh. Nếu ung thư liên quan đến đầu và cổ hoặc hệ tiêu hóa (bao gồm dạ dày và ruột) thì người bệnh có thể khó nuốt và tiêu hóa thức ăn hơn.

• Các phương pháp điều trị ung thư như: hóa trị, xạ trị và phẫu thuật có thể làm tăng nhu cầu về năng lượng và protein cho cơ thể người bệnh.

• Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư có thể khiến người bệnh khó ăn hơn.

• Môi trường bệnh viện làm cho bệnh nhân cảm thấy không khỏe.

• Căng thẳng và lo lắng.                  

• Mệt mỏi và mất năng lượng.

Làm thế nào để bệnh nhân ung thư biết được mình đang bị suy dinh dưỡng?

Đôi khi, thật khó để biết được rằng, mình có bị suy dinh dưỡng hay không và những thay đổi về lượng thức ăn cũng như sinh hoạt có thể bị nhầm lẫn với các yếu tố khác.

Một số dấu hiệu nhận biết cần lưu ý như:

• Ăn ít hơn bình thường, cảm thấy nhanh no hoặc không ăn gì thêm giữa các bữa ăn.

• Thậm chí ngay cả việc cân nặng giảm nhẹ (3 hoặc 4 kg) mà không cần cố gắng gì cũng có thể là dấu hiệu người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể gặp phải ngay cả khi người bệnh thừa cân.

 

• Giảm hiệu suất của các hoạt động thể chất, như không thể đi bộ nhanh hoặc xa như bình thường.


Biểu đồ dưới đây cho thấy một số yếu tố góp phần gây nên suy dinh dưỡng ở người bị ung thư. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy các bệnh nhân đã đang và sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Vì sao suy dinh dưỡng là một vấn đề đối với bệnh nhân ung thư?

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến sự suy giảm đáp ứng với điều trị ung thư, làm tăng tác dụng phụ và giảm tỉ lệ sống sót. Nó còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng cũng có thể làm suy giảm thể lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thậm chí, ngay cả lúc bệnh nhân ung thư thừa cân, việc sút cân trong suốt quá trình điều trị và phục hồi bệnh ung thư cũng làm họ tăng nguy cơ mắc suy dinh dưỡng.

Vì vậy  ăn uống tốt rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn trước, trong và sau khi điều trị ung thư.

Suy dinh dưỡng có thể được ngăn ngừa hoặc phòng tránh như thế nào?

Suy dinh dưỡng và sút cân vẫn có thể được phòng ngừa. Không nên coi suy dinh dưỡng là một tác dụng phụ của bệnh hay phác đồ điều trị bệnh ung thư gây ra.

Bác sĩ sẽ thường xuyên hỏi những câu hỏi về cân nặng và sự thèm ăn để kiểm tra nguy cơ suy dinh dưỡng của người bệnh. Bác sĩ  có thể xác định xem người bệnh có bị suy dinh dưỡng hay không. Họ có thể trao đổi với bệnh nhân để đảm bảo bệnh nhân đang tuân theo một chế độ ăn uống thích hợp và cân bằng, nhằm mục đích tránh hoặc giảm thiểu việc sút cân.

Bác sĩ có thể đề nghị một số thay đổi trong chế độ ăn uống và cung cấp cho bệnh nhân những thông tin về:

• Chế độ ăn nhiều năng lượng (kilojoules/calo) và protein.

• Đồ uống bổ dưỡng bao gồm sữa.

• Chia bữa ăn nhỏ và ăn làm nhiều bữa.

• Các loại thực phẩm khác có thể dễ nhai hoặc nuốt hơn.

• Thức uống bổ sung dinh dưỡng.

Không có chế độ ăn kiêng hoặc loại thực phẩm đặc biệt nào cần bổ sung thêm hoặc nên tránh khi một người mắc bệnh ung thư. Điều quan trọng là đảm bảo thức ăn của người bệnh phải bao gồm từ tất cả các nhóm thực phẩm khác nhauBác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân không cần quá chú tâm vào việc ăn nhiều trái cây và rau quả, mà thay vào đó, người bệnh sẽ được khuyên nên ăn nhiều thức ăn nhẹ, các món tráng miệng, thức ăn có thành phần từ bơ sữa và trứng. Những loại thực phẩm này có thể giúp người bệnh đáp ứng được nhu cầu về năng lượng và protein.

Điều này có thể khá khác với các mô hình dinh dưỡng bình thường. Trong một số tình huống, người bệnh không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình nếu chỉ bằng việc tự ăn uóng. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị người bệnh sử dụng ăn qua ống thông (sonde) hoặc thực hiện truyền chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Điều quan trọng là phải cho bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc dược sĩ biết được liệu người bệnh đang dùng bất kỳ chất bổ sung dinh dưỡng, vitamin hoặc thảo dược nào vì đôi khi chúng có thể tương tác với các pháp đồ điều trị ung thư và các loại thuốc mà bệnh nhân ung thư đang sử dụng.

Nguồn: nutimed.vn dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của Hiệp hội Ung thư Úc

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot