Sắt và những thông tin cho người tiêu dùng (Phần 2)

Ngày 05/11/2019

Sắt ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

Các nhà khoa học đang có những nghiên cứu về các ảnh hưởng của sắt đến sức khỏe con người. Sắt có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh có liên quan.

Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng lên, do đó họ cần nhiều chất sắt hơn cho bản thân và thai nhi. Nạp vào cơ thể quá ít sắt khi mang thai làm cho phụ nữ tăng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt và trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhẹ cân, sinh non và lượng  sắt trong máu của trẻ thấp. Nạp quá ít sắt cũng có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên bổ sung sắt theo khuyến nghị của bác sĩ sản khoa hoặc những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến chậm phát triển tâm lý, tự cô lập khỏi xã hội và ít có khả năng tập trung. Từ 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ đủ tháng có thể bị thiếu sắt trừ khi chúng ăn thức ăn rắn giàu chất sắt hoặc uống sữa bột có bổ sung sắt.

Thiếu máu từ bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột và một số loại bệnh ung thư có thể cản trở khả năng sử dụng chất sắt được lưu trữ của cơ thể. Nạp nhiều sắt từ thực phẩm hoặc chất bổ sung thường không làm giảm tình trạng thiếu máu của bệnh mãn tính vì sắt được vận chuyển từ hệ tuần hoàn máu đến nơi lưu trữ. Liệu pháp chính cho bệnh thiếu máu của các bệnh mãn tính là điều trị căn bệnh tiềm ẩn này.

Vậy sắt có gây hại cho cơ thể không?

Câu trả lời là có. Sắt có thể gây hại nếu cơ thể được nạp quá nhiều. Ở những người khỏe mạnh, dùng bổ sung sắt liều cao (đặc biệt là khi đói) có thể làm tổn thương dạ dày, táo bón, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và ngất xỉu. Sắt liều cao cũng có thể làm giảm hấp thu kẽm. Liều sắt cực cao (hàng trăm hoặc hàng ngàn mg) có thể gây suy tạng, hôn mê, co giật và tử vong. Trên các bao bì thực phẩm có cảnh báo chống chỉ định cho trẻ em về chất bổ sung sắt đã làm giảm đáng kể số vụ ngộ độc sắt ở trẻ em.

Nhiều người ảnh hưởng bởi tác nhân di truyền được gọi là hemochroma- tosis (nhiễm sắc tố sắt mô – rối loạn gây ra do cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt) làm tăng mức độ gây hại của sắt tích tụ trong cơ thể. Nếu không được điều trị, những người mắc phải căn di truyền này có thể phát sinh các bệnh khác khá nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan và bệnh tim. Những người mắc chứng rối loạn này nên tránh sử dụng chất bổ sung sắt và bổ sung vitamin C.

Các mức độ đối với việc bổ sung sắt từ các nhóm thực phẩm và chế độ ăn uống được liệt kê dưới đây. Bác sĩ có thể chỉ định lượng sắt nhiều hơn so với thống kê bên dưới đối với những người cần liều cao hơn, trong một khoảng thời gian nhất định để điều trị bệnh thiếu sắt.

Độ tuổi

Giới hạn trên

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi

40 mg

Trẻ em từ 1-3 tuổi

40 mg

Trẻ vị thành niên từ 14-18 tuổi

45 mg

Người trưởng thành trên 19 tuổi

45 mg

Có thể can thiệp lượng sắt trong cơ thể được không?

Hoàn toàn có thể. Chất bổ sung sắt có thể can thiệp bằng thuốc và các chất bổ sung khác mà bạn có thể dùng.

Trình bày với bác sĩ, dược sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác về bất kỳ chất bổ sung nào trong chế độ ăn uống của bạn hoặc các loại thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn nào bạn đang dùng. Họ có thể cho bạn biết liệu các chất bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn có tương tác tốt với thuốc hay không hoặc liệu thuốc có can thiệp vào sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay không, và liệu những loại thuốc này giúp cơ thể sử dụng hay phá vỡ chất dinh dưỡng.

Sắt và chế độ ăn uống lành mạnh

Tất cả mọi người cần nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Trong một số trường hợp, thực phẩm tăng cường và bổ sung trong chế độ ăn uống có thể cung cấp chất dinh dưỡng ít hơn mức khuyến nghị.

Nguồn: Nutimed.vn dịch và hiệu đính từ tài liệu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot