Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADD/ADHD)

Ngày 11/09/2017

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADD/ADHD)

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADD/ADHD)
     Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng về hành vi của trẻ ở một số thời điểm trong thời thơ ấu của trẻ. Tuy nhiên, đối với một số cha mẹ, trẻ dường như đã ngoài tầm kiểm soát, không thể lường trước được và rất khó để kiếm soát. Hành vi này có thể dẫn đến những vấn đề với những hoạt động ở trường học hay việc kết bạn..
     Có nhiều lý do tại sao hành vi của trẻ có thể thay đổi, trở nên xấu hơn hoặc rất phức tạp. Tất cả cha mẹ muốn tìm hiểu hành vi phức tạp của trẻ  để có được sự giúp đỡ cho trẻ và cho cả gia đình. Cộng đồng của chúng ta đang nhận thức cao hơn về những đứa trẻ này, trong quá khứ những đứa trẻ này bị gọi là hư hỏng, có thể bị rối loạn giảm chú ý (ADD) hay rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
     Rối loạn giảm chú ý hay rối loạn tăng động giảm chú ý không phải là lý do của các loại hành vi phức tạp ở trẻ. Điều quan trọng là phải có một đánh giá đúng đắn để trẻ nhận được sự trợ giúp phù hợp.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
      Có nhiều cách để miêu tả về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, và thông thường rối loạn giảm chú ý ADD và rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD mang ý nghĩa giống nhau. Hiện tại, hầu hết các chuyên gia đều nhìn nhận ADD và ADHD thuộc nhóm các vấn đề về hành vi khi trẻ gặp khó khăn với việc tập trung vào những gì trẻ đang làm (vấn đề tập trung chú ý).
     Trẻ ở độ tuổi đến trường có thể bị chứng rối loạn tăng động chú ý nếu trẻ gặp những khó khăn ở trường và ở nhà và có ít nhất 6 hành vi liệt kê ở một trong hai nhóm sau:
     Nhớ rằng với trẻ chuẩn bị đi học những hành vi này là một phần cuộc sống thường ngày. Một số những hành vi cũng có thể áp dụng cho trẻ gặp những vấn đề trong xã hội và học tập, hoặc trẻ đang phiền muộn hoặc không vui vì những lý do khác. Điều này cho thấy rằng có được sự chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. 
Sự thiếu chú ý
     Trẻ thường:
•   Bỏ sót những chi tiết hoặc bất cẩn trong việc học và các hoạt động khác
•   Gặp khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức
•   Để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (ví dụ: đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì)
•   Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc hoạt động vui chơi
•   Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp
•   Không tuân theo các hướng dẫn mà trẻ không có khả năng hiểu và không hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà.
•    Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia những hoạt động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và tập trung
•   Dễ dàng bị phân tâm
•   Quên làm các công việc hằng ngày
Tăng động/bốc đồng
     Trẻ thường:
•   Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi
•   Rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
•   Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức (nhiều hơn hầu hết những đứa trẻ khác) 
•   Khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí, chỉ thích các hoạt động nhẹ nhàng
•   Luôn di chuyển hoặc nói quá nhiều
•   Buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong
•   Khó chờ đợi đến lượt mình
•   Làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc trò chuyện hoặc trò chơi) 
•   Có mô hình hành vi khác với hầu hết những đứa trẻ khác cùng độ tuổi
•   Các hành vi diễn ra ở nhiều địa điểm, ví dụ: ở nhà và ở trường học
•   Hành vi đã kéo dài hơn 6 tháng 
•   Mô hình hành vi này bắt đầu trước 7 tuổi
•   Trẻ không có những vấn đề lớn về phát triển và sức khỏe
•   Hành vi này dẫn đến những vấn đề của trẻ khi ở nhà, công việc ở trường, bạn bè và cuộc sống hằng ngày.
    Dấu hiệu cuối cùng được liệt kê ở đây là quan trọng nhất- mô hình hành vi này phải được can thiệp với khả năng của trẻ để ổn định cuộc sống của trẻ, học hỏi và phù hợp với thế giới của trẻ.
Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý?
      Mặc dù trên thế giới đã có 30 năm nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng tại sao rối loạn tăng động giảm chú ý xảy ra ở một số trẻ. Gần đây nhiều lý thuyết đã giải thích rằng do vấn đề với hoạt động não trước của trẻ. Điều này dẫn đến não trẻ xử lý thông tin và cảm nhận ở mỗi trẻ khác nhau.
      Nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền gia đình và thực phẩm chỉ là một phần của nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý, và chỉ với một số trẻ. Tuy nhiên, bởi vì các chuyên gia y tế không có lời giải thích rõ ràng cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, điều đó không có nghĩa không có lý do nào giải thích được bệnh lý này mà chỉ đơn giản là chúng ta phải chờ đợi một số câu trả lời.
Đánh giá cẩn thận
     Một đánh giá toàn diện và thích hợp là rất quan trọng. Khi là người lớn, nếu chúng ta đang cảm thấy không khỏe hoặc có những sự phức tạp trong tình cảm thì chúng ta sẽ muốn nhận được những lời khuyên tốt nhất có thể.Ngay cả khi xe ô tô bị hỏng thì chúng ta muốn xem xét thật cẩn thận tình huống này. Nếu chúng ta không dành thời gian và sự chăm sóc như vậy để nghiên cứu những khó khăn về hành vi của trẻ, sau đó chúng ta sẽ đánh giá thấp trẻ.
     Đánh giá này nên bao gồm:
•   Đánh giá trẻ bao gồm cả lịch sử phát triển của trẻ, hành vi, tiến độ học tập và những gì đang xảy ra ở hiện tại
•   Những đánh giá tâm lý để tìm hiểu cách trẻ xử lý những nhiệm vụ khác nhau bao gồm cả việc học tập
•   Nghĩ về những gì đang xảy ra với trẻ ở nhà và kỷ luật của bạn hiệu quả như thế nào đối với trẻ 
•   Đánh giá trường học và tình bạn của trẻ
•   Đánh giá gia đình–nghiên cứu gần đây chỉ ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý xảy ra ở trong gia đình, vì vậy việc suy nghĩ về các thành viên trong gia đình là quan trọng.
•   Kiểm tra để biết được nếu có những lý do khác để giải thích cho hành vi của trẻ
•   Kiểm tra để biết được rằng trẻ có thể nhìn rõ ràng và nghe bình thường.
     Đánh giá nên bao gồm cha mẹ, giáo viên, các nhà tâm lý học, bác sĩ và những người khác phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Siêu âm não và điện não đồ (EGGs) không giúp phát hiện ra trẻ bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng phương pháp này hữu ích cho một số những vấn đề khác. Những vấn đề khác thường xảy ra khi bị rối loạn tăng động giảm chú ý, chẳng hạn như những vấn đề học tập cụ thể và những khó khăn trong các hoạt động (hợp tác) sẽ được kiểm tra đầy đủ và có kế hoạch để giúp trẻ quản lý những vấn đề này.
     Trẻ ở độ tuổi chuẩn bị đi học làm những hành động có thể được gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý nếu trẻ đã lớn- tuy nhiên rối loạn tăng động giảm chú ý đôi khi cũng xảy ra ở trong nhóm tuổi này- sự quan tâm nhiều hơn là cần thiết để đánh giá hành vi của trẻ nhỏ.
Cha mẹ có thể làm gì?
     Nếu trẻ không thực hiện điều trị, trẻ có thể kiểm soát tốt hơn hành vi của trẻ khi trẻ lớn lên, nhưng trẻ có thể có những năm tháng khó khăn ở trường học.
     Sự giúp đỡ tốt nhất cho trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý bắt đầu với một đánh giá cẩn thận và toàn diện. Thường có rất nhiều ý kiến cần để giúp trẻ kiểm soát.
     Đó có thể là kế hoạch quản lý các việc ở trường học, quản lý hành vi, những ý tưởng giáo dục cụ thể, tư vấn gia đình và sự quản lý sức khỏe. Thông thường điều trị y tế, chẳng hạn như sử dụng các loại thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý rất hiệu quả nhưng không nên chỉ thử duy nhất cách này. 
     Để trẻ có được sự giúp đỡ tốt nhất, điều quan trọng là tất cả mọi người nói chuyện với trẻ, làm việc với trẻ và giải thích rõ ràng những gì đang xảy ra để trẻ hiểu được vấn đề.
     Dù lựa chọn phương pháp nào thì điều quan trọng là mọi người biết vai trò và nhiệm vụ của mình. Ví dụ, nếu trẻ có những vấn đề về hoạt động ở trường, nên để trẻ ngồi ở phòng học có ít việc khiến trẻ chú ý hơn- và mục đích của phương pháp này là có thể giúp trẻ giải quyết những vấn đề ở trường học.
     Sử dụng thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần sự giám sát liên tục của bác sĩ, để đảm bảo trẻ sử dụng liều lượng hợp lý và kiểm tra bất kỳ những tác dụng phụ nào có thể xảy ra. Điều trị bằng thuốc có thể cần quá trình lâu dài- vì vậy  điều quan trọng là đảm bảo thuốc hiệu quả nhất có thể và có ít tác hại nhất có thể.
     Những cách nên thử
     Sau đây là một số gợi ý thực tế có thể giúp trẻ.
•   Có thói quen rõ ràng và nhất quán ở trường và ở nhà
•   Tìm ra những việc ở nhà và ở trường mà có thể làm trẻ căng thẳng để tránh. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động thiếu chú ý thường khó chịu khi làm sai điều gì đó hơn những đứa trẻ khác. Ví dụ, nếu trẻ đang bị bắt nạt ở trường học hoặc ở nhà có những vấn đề gia đình xảy ra, trẻ sẽ thực sự rất khó khăn để cư xử đúng đắn
•   Cố gắng tránh những việc có thể rất khó khăn với trẻ cho đến khi trẻ có thể kiểm soát được, ví dụ: trẻ rất khó khăn để giữ được bình tĩnh trong tiệc sinh nhật, khi đang ở siêu thị.
•   Đảm bảo rằng trẻ không bị mệt hoặc đói khi trẻ cần phải cư xử đúng đắn, ví dụ: có thức ăn trong xe nếu bạn cần phải lái xe đến đón trẻ ngay sau giờ học.
•   Cho phép trẻ có thời gian để giải phóng năng lượng trước khi ổn định lại. Ví dụ: cho trẻ thời gian chơi trước khi trẻ phải ngồi vào ô tô.
•   Cố gắng phớt lờ những hành vi khó chịu mà thực sự không quan trọng để tránh việc trẻ bị mắng nhiếc hoặc gặp rắc rối mọi lúc.
•   Không cho trẻ nhiều sự lựa chọn. Hãy nói rằng “con muốn làm điều này không?” thay vì “con thích làm gì nào?”
•    Hãy vui vẻ và thư giãn làm những điều trẻ thích khi trẻ căng thẳng.
Ở trường học
•   Yêu cầu trẻ ngồi ở dãy đầu trong lớp ở trường để nếu trẻ sao nhãng, giáo viên có thể nhắc nhở trẻ chú ý vào bài học.
•   Không gian của trẻ không có bất cứ phiền nhiễu nào ảnh hưởng đến hoạt động ở trường và bài tập về nhà. Tìm cho trẻ một vị trí yên tĩnh để trẻ làm việc và loại bỏ bất kỳ sự lộn xộn nào.
•   Đảm bảo rằng bạn để mắt đến trẻ trước khi bạn nói cho trẻ biết bạn muốn gì.
•   Đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn và súc tích. Đưa ra một hướng dẫn ở một thời điểm. Nhiều trẻ không thể ghi nhớ đã nghe những gì. Cũng như khi sử dụng từ ngữ, viết lên trên một mảnh giấy để trẻ có thể đọc lại khi quên.
•   Một cuốn sổ ghi nhớ có thể giúp mọi người rõ ràng về những việc trẻ đang làm. Đảm bảo đó không trở thành một cuốn sách “những tin xấu” về hành vi của trẻ.
•   Khi bạn muốn trẻ thay đổi một hoạt động nào đó, hãy để trẻ biết rằng bạn sẽ yêu cầu trẻ làm một điều gì đó khác và trẻ cần phải lắng nghe kỹ.
•   Cho trẻ phần thưởng, khen ngợi trẻ khi trẻ có thể tập trung vào công việc trẻ đang làm và hoàn thành nhiệm vụ.
Lòng tự trọng
     Trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể thấy khó khăn để cảm nhận tốt về chính bản thân trẻ. Nhiều việc mà những người khác xem thường lại khó khăn đối với trẻ. Đôi khi trẻ cảm thấy trẻ khác biệt,điều đó có thể làm trẻ không vui và cô đơn. Thông thường, mọi người tập trung vào những gì trẻ làm sai hoặc tất cả những gì trẻ cần gúp đỡ, hơn là những gì trẻ có thể làm tốt. Điều đó làm trẻ cảm thấy tồi tệ và trẻ kết thúc cư xử chưa đúng đắn
     Sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giúp trẻ đánh giá cao tất cả những điều tốt đẹp về bản thân trẻ.
•   Khuyến khích trẻ làm những việc trẻ thích thú và làm tốt, tỏ ra hứng thú và cho trẻ biết bạn tự hào về trẻ.
•   Thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ ở những bước nhỏ để trẻ có thể đạt được. Dần dần thiết lập những mục tiêu và nhiệm vụ khó hơn để trẻ có nhiều cơ hội để thành công.
•   Cố gắng phớt lờ những hành vi khó chịu để trẻ không bị mắng nhiếc mọi lúc.
•   Hãy để trẻ biết bạn tự hào về những gì trẻ có thể làm- nói với trẻ hoặc để lại những ghi chú nhỏ khi bạn nhìn thấy trẻ làm tốt một việc gì đó. 
•   Hãy để trẻ biết rằng những việc trẻ hỗ trợ ở nhà thực sự tạo nên sự khác biệt.
•   Cho trẻ nhiều sự hỗ trợ và an toàn 
•   Dành thời gian vui vẻ bên trẻ và yêu trẻ
Kết bạn
•   Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý đôi khi nhận thấy rằng trẻ rất khó khăn để chơi hòa hợp với những người khác và để kết bạn. Trẻ thấy khó khăn để chờ đợi đến lượt mình và có thể cần sự giúp đỡ của bạn để học cách thực hiện điều đó. 
•   Bắt đầu cho trẻ tham gia vào một nhóm nhỏ không quá 1 hoặc 2 trẻ.
•   Dạy trẻ cách tham gia vào nhóm và bắt đầu một cuộc trò chuyện. Trẻ cần phải biết rằng điều đầu tiên để tham gia vào nhóm trẻ phải tiến lại gần mọi người và lắng nghe những gì mọi người đang nói trước khi nói bất cứ điều gì. Bạn có thể phải luyện tập với trẻ chính xác nói những gì 
•   Sắp xếp một số hoạt động có tổ chức cho trẻ
•   Dạy trẻ về những gì bạn bè làm, ví dụ: cách chia sẻ, chờ đợi đến lượt, và sau đó cho trẻ nhiều sự động viên khi trẻ làm đúng.
•   Cần luyện tập trước ở nhà nếu có một việc gì đó mà trẻ thấy khó thực hiện. Ví dụ, nếu trẻ có vấn đề trong việc cắt ngang cuộc trò chuyện, hãy trò chuyện với trẻ và để trẻ luyện tập chờ đợi đến khi trẻ có thể tham gia cuộc trò chuyện đúng lúc hợp lý thay vì trẻ cắt ngang để xen vào giữa cuộc trò chuyện.
•   Dạy trẻ các cách để đối phó với sự trêu chọc, ví dụ: giả vờ như không nghe thấy, đi đến chỗ khác, nói với giáo viên.
Chăm sóc bản thân
•   Không được nản lòng. Tất cả cha mẹ thấy rằng việc sống chung với trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý rất mệt mỏi và khó khăn. Bạn sẽ phải nói nhiều điều hàng trăm lần và nhận ra trẻ vẫn gặp vấn đề để ghi nhớ được những điều đó.
•   Một số cha mẹ nhận thấy rằng việc chia sẻ những vấn đề của họ với những cha mẹ khác, những người cũng gặp phải những khó khăn với những hành vi này của trẻ có thể rất hữu ích. 
•   Tìm cách tốt nhất để bạn thư giãn và cố gắng đảm bảo rằng dành thời gian cho bản thân mỗi tuần.
Nên nhớ rằng
•   Hãy chắc chắn rằng những hành vi của trẻ không do một điều gì khác…Có đánh giá y tế thích hợp
•   Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những lý giải cho hành vi thiếu tâp trung, hiếu động hoặc tăng động ở trẻ.
•   Kiểm soát chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không phải đơn giản. Cần sự hỗ trợ của nhiều người- Điều quan trọng là chia sẻ những khó khăn và kết quả  đạt được, đặc biệt là với giáo viên.
•   Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không bao giờ được kiểm soát thành công chỉ bằng một phương pháp (ví dụ: chỉ dùng thuốc). Để thực sự giúp trẻ ở tất cả các mặt chẳng hạn hành vi và học tập cũng cần sự chú ý.
•   Trẻ không chỉ đơn giản khi lớn lên sẽ hết rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu trẻ có vẻ có những dấu hiệu của chứng rối loạn này bạn nên sớm nhờ sự giúp đỡ sẽ tốt hơn cho trẻ và gia đình bạn.

Nutimed.com dịch và hiệu chỉnh theo tài liệu Parenting của Bang South Australia
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot