Phòng bệnh Viêm não Nhật Bản
Ngày 11/09/2017
Phòng bệnh Viêm não Nhật Bản
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Bệnh Viêm não Nhật Bản (VNNB) do vi rút VNNB, vi rút này thuộc họ Faviviridae lây truyền qua muỗi đốt. Ca VNNB đầu tiên đã được ghi nhận vào năm 1871 tại Nhật Bản.
Tỷ lệ hàng năm các ca bệnh khác nhau giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, dao động 10-100 ca/ 100.000 dân. Một tài liệu gần đây ước tính có gần 68.000 ca VNNB trên toàn cầu mỗi năm, trong đó có 20.400 ca tử vong do VNNB. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em.
* Vi rút Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân chính gây viêm não vi rút ở nhiều nước châu Á với gần 68.000 ca mắc hàng năm. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Di chứng liệt, co giật hoặc di chứng tâm thần có thể xảy ra ở 30-50% ca viêm não Nhật Bản.
* Vi rút viêm não Nhật Bản lưu hành tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương với hơn 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh.
* Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm các dấu hiệu lâm sàng nặng và hỗ trợ các bệnh nhân vượt qua các nhiễm trùng.
*Vắc xin viêm não Nhật Bản là an toàn và hiệu quả để phòng bệnh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cần tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại tất cả các quốc gia mà bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết các ca nhiễm vi rút VNNB đều có biểu hiện nhẹ với dấu hiệu sốt và đau đầu, hoặc không có triệu chứng. Nhưng có khoảng 1/250 ca nhiễm vi rút có biểu hiện nặng với triệu chứng đột ngột sốt cao, đau đầu, cứng gáy, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt co cứng. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% trong số những người có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Trong số những người sống sót, 20% -30% bị di chứng trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh như liệt, co giật tái diễn hoặc không nói được.
Lây truyền bệnh
Vi rút viêm não Nhật Bản lưu hành tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương với hơn 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh.
Vi rút gây VNNB được truyền sang người lành qua vết cắn của loài muỗi vằn bị nhiễm bệnh (chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus). Virus này tồn tại trong một chu trình lây lan giữa muỗi, lợn hoặc các loài chim nước. Ca bệnh chủ yếu gặp ở các vùng nông thôn và ven đô, nơi con người sống gần với các vật chủ của vi rút này.Tuy nhiên không loại trừ có bệnh nhân ở khu vực thành thị. Tại các khu vực ôn đới của châu Á, vi rút VNNB lây truyền chủ yếu trong mùa ấm, có thể gây ra các vụ dịch lớn. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vi rút có thể lây truyền quanh năm nhưng thường tăng vào mùa mưa và trước khi thu hoạch ở các vùng trồng lúa.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán xác định bệnh VNNB cần thực hiện xét nghiệm dịch não tủy bằng kỹ thuật MAC ELISA phát hiện kháng thể kháng vi rút VNNB.
Tại các nước triển khai tiêm chủng vắc xin VNNB cần triển khai giám sát bệnh này để đánhgiá hiệu quả tiêm chủng vắc xin.
Điều trị
Không có thuốc kháng vi rút VNNB. Điều trị hỗ trợ để làm giảm và ổn định các triệu chứng bệnh.
Phòng và kiểm soát bệnh
Vắc xin VNNB an toàn và hiệu quả. WHO khuyến cáo các hoạt động phòng và kiểm soát bệnh tích cực, bao gồm tiêm vắc xin VNNB tại tất cả các khu vực đã được xác định bệnh là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, cùng với việc tăng cường giám sát và hệ thống báo cáo. Các biện pháp kiểm soát khác như kiểm soát muỗi, nuôi lợn đã được chứng minh là ít tin cậy.
Có bốn loại vắc xin VNNB chính đang sử dụng: vắc xin não chuột bất hoạt, vắc xin bất hoạt tế bào, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin sống khảm. Các vắc xin đã được sử dụng rộng rãi nhất là vắc xin bất hoạt tinh chế từ một trong hai chủng Nakayama hay chủng Bắc Kinh lấy từ mô não chuột. Trong những năm vừa qua, vắc xin chủng SA14-14-2 sống giảm độc lưc sản xuất tại Trung Quốc đã trở thành vắc xin được sử dụng rộng rãi tại các nước lưu hành VNNBvà vắc xin này đã đạt tiền kiểm định của WHO vào tháng 10-2013. Vắc xin bất hoạt tế bào cũng đã được cấp phép, trong đó và một vắc xin đã đạt tiền kiểm định của WHO. Trong tháng 11 năm 2013, Liên minh vắc xin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) đã thông báo sẽ tài trợ để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin VNNB ở một số quốc gia lưu hành bệnh trong đó có Việt Nam.
Tất cả du khách đến các vùng lưu hành VNNB cần tránh bị muỗi đốt để phòng lây nhiễm VNNB. Các biện pháp phòng ngừa cá nhân bao gồm sử dụng các chất đuổi muỗi, quần áo dài tay, bình xịt, ngủ màn.
Vụ dịch VNNB lớn xảy ra mỗi 2-15 năm. Lây truyền vi rút VNNB tăng vào mùa mưa khi muỗi nhiều. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng tăng lây truyền VNNB sau các trận lũ lớn hay sóng thần. Sự lây lan của VNNB ở các vùng mới liên quan đến sự phát triển nông nghiệp và thâm canh lúa và các chương trình thủy lợi.
WHO hỗ trợ phòng chống bệnh VNNB
WHO đưa ra khuyến nghị toàn cầu về kiểm soát VNNB, bao gồm cả việc sử dụng vắc xin. Đồng thời các hỗ trợ kỹ thuật cho giám sát VNNB, đưa vắc xin VNNB vào chương trình tiêm chủng mở rộng và các chiến dịch tiêm vắc xin.
Từ năm 2014, vắc xin viêm não Nhật Bản được triển khai tại 100% số huyện trong toàn quốc, cơ hội phòng dịch bằng tiêm phòng đủ ba mũi vắc xin viêm não Nhật Bản được mở rộng tới toàn bộ trẻ từ 1 đến 5 tuổi ở Việt Nam
Nguồn: Dự án TCMR - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Tin tức
- Tin tức (3)
- Kiến thức bệnh học (0)
- Bệnh người lớn (0)
- Tiểu đường (63)
- Tim mạch (3)
- Ung thư (41)
- Thận (2)
- Xương khớp (8)
- Khác (0)
- Trẻ nhỏ (0)
- Suy dinh dưỡng (10)
- Hô hấp (0)
- Tai - mũi - họng (0)
- Chân - tay - miệng (0)
- Khác (0)
- Thực đơn dinh dưỡng (0)
- Người lớn (0)
- Trẻ nhỏ (65)
- Tiêu hóa (2)
- Thừa cân béo phì (8)
- Tăng cường miễn dịch (0)
- Tiêu hóa trẻ em (20)
- Thận trẻ em (2)
- Thực đơn trẻ em (11)
- Thiếu vi chất dinh dưỡng (16)
- Phụ nữ mang thai (13)
- Thận tiết niệu (0)
Địa chỉ cửa hàng
Cửa hàng 1 (T2-Chủ nhật): Số 2, Ngõ 155/37/3 đường Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại đặt hàng
Hotline : 0978 599 777 (8h-20h T2-Chủ nhật)
Hotline :
Hỗ trợ trực tuyến
Skype :
Email : nutimed.ltd.co@gmail.com
Bình luận về sản phẩm