Những điều cần lưu ý khi kiểm tra đường huyết tại nhà

Ngày 06/06/2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ

Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định cần kiểm tra đường huyết tại nhà bao nhiêu lần và các mức đường huyết nhắm tới.

Bạn cũng cần ghi chép lại tất cả các kết quả xét nghiệm. Dù dụng cụ đo có thể trang bị bộ nhớ, bạn vẫn cần ghi chép nhật ký các mức đo và mang theo mỗi khi gặp bác sĩ. Hầu hết các máy đo trên thị trường đều có phần mềm cho phép tải về các kết quả xét nghiệm của bạn qua các dạng khác nhau như đồ thị và đồ biểu. Nếu thực hiện được điều này bạn vẫn cần ghi nhật ký, không những về các xét nghiệm mà còn về chi tiết các hoạt động hằng ngày của mình, về đồ ăn và những thông tin liên hệ khác. Điều này giúp cung cấp cho bạn và bác sĩ của bạn các thông tin quan trọng để quyết định có cần điều chỉnh việc liệu trình điều trị bệnh bạn hay không và điều chỉnh như thế nào.


Hỏi bác sĩ hướng dẫn bạn cách sử dụng nhật ký giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Một số hướng dẫn chung về xét nghiệm đường huyết tại nhà


•   Mức độ kiểm tra đường huyết có thể thay đổi dựa vào việc điều trị bệnh của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

•   Thời gian xét nghiệm đường huyết thông thường có thể bao gồm:

               - trước bữa ăn sáng (nhịn ăn)

               - hai giờ sau bữa ăn

               - trước khi đi ngủ

•    Đối với người mắc tiểu đừng tuýp 1 thường được đề nghị xét nghiệm đường huyết 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên nhiều người xét nghiệm nhiều lần hơn như những người sử dụng máy bơm (CSII- đưa hóc môn tụy liên tục vào dưới da).

Bạn cần xét nghiệm đường huyết thường xuyên hơn khi:

  • Hoạt động thể lực nhiều hơn hay ít hơn
  • Bị ốm hay căng thẳng tâm trạng
  • Có thay đổi về thói quen ăn uống hay công việc hằng ngày, như đi du lịch
  • Thay đổi hoặc điều chỉnh thuốc men hay hóc môn tụy đang dùng
  • Có các triệu chứng bị hạ đường huyết
  • Có các triệu chứng đường huyết cao (hyperglycaemia)
  • Ra mồ hôi đêm hoặc đau đầu vào buổi sáng

Cần phải làm gì nếu kết quả xét nghiệm có vẻ không đúng?

Nếu bạn không tin chắc kết quả xét nghiệm là đúng, sau đây là một số vấn đề bạn có thể kiểm tra:

  • Các thanh (que) xét nghiệm đã hết hạn chưa?
  • Thanh (que) xét nghiệm có đúng với loại máy đo không?
  • Có đủ máu trên thanh (que) xét nghiệm chưa?
  • Thanh (que) xét nghiệm có được đặt vào máy đúng cách không?
  • Thanh (que) xét nghiệm có bị ảnh hưởng do khí hậu, hơi nóng hay ánh sáng không?
  • Quý vị có rửa và lau tay khô ráo trước khi xét nghiệm không?
  • Máy đo có sạch không?
  • Máy đo có quá nóng hay quá lạnh không?
  • Mã số đo có đúng không?
  • Pin có yếu hoặc không có điện không?

Các máy đo đều cho kết quả khác nhau với những giọt máu xét nghiệm khác nhau. Nếu không có khác biệt lớn (trên 2 mmol/L) thường ta không cần quan tâm.

Độ chính xác của máy đo có thể được kiểm tra bằng các giọt chất lỏng đặc biệt gọi là dung dịch kiểm soát. Chất này đắt tiền, hạn sử dụng ngắn và sau khi mở chỉ có hiệu quả trong vài tháng. Bạn có thể mua dung dịch kiểm soát này tại nơi mua máy đo đường huyết

Tìm hiểu và đặt mua máy đo đường huyết Omron tại đây

Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ Tài liệu giáo dục về bệnh tiểu đường của Úc

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot