Những điều cần biết về Tiêu chảy ở trẻ em TIÊU CHẢY

Ngày 12/09/2017

Những điều cần biết về Tiêu chảy ở trẻ em TIÊU CHẢY

TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện ra phân lỏng và có nhiều nước.
Tình trạng tiêu chảy chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn thì được gọi là tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy cấp tính là một vấn đề dễ bắt gặp và thường kéo dài trong một vài ngày rồi tự khỏi.
Tiêu chảy mãn tính hay còn gọi là tiêu chảy kéo dài thường diễn ra trong khoảng thời gian hơn 4 tuần lễ. Trẻ em mắc bệnh tiêu chảy mãn tính có thể liên tục đi đại tiện ra phân lỏng và có nhiều nước, những triệu chứng tiêu chảy có thể xuất hiện và rồi biến mất. Bệnh tiêu chảy mãn tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị, ngoài ra bệnh này cũng có thể là một triệu chứng do một căn bệnh hoặc một loại rối loạn kinh niên nào đó gây nên. Vì vậy, điều trị loại bệnh hoặc rối loạn đang mắc phải có thể làm thuyên giảm chứng tiêu chảy mãn tính.

 
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy:
Những triệu chứng đi kèm với tiêu chảy mãn tính ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Những triệu chứng có thể bao gồm
        •  Chuột rút
        •  Đau bụng
        •  Buồn nôn hoặc nôn mửa
        •  Sốt
        •  Ớn lạnh
        •  Phân có máu
Trẻ bị tiêu chảy mãn tính mắc phải chứng kém hấp thu có thể bị
        •  Đầy hơi và sưng tấy, hay còn gọi là chướng bụng
        •  Những thay đổi về cảm giác thèm ăn
        •  Giảm cân hoặc tăng cân chậm
Tham khảo ý kiến của bác sĩ:
Cha mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu trẻ
        •  Bị tiêu chảy trong vòng hơn 24 tiếng đồng hồ.
        •  Nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
        •  Đã điều trị và chứng tiêu chảy vẫn tiếp tục tái diễn.
Trẻ em biểu hiện bất cứ triệu chứng nào sau đây đều nên khám bác sĩ ngay lập tức:
        •  Những dấu hiệu của chứng kém hấp thu – chướng bụng và sưng bụng, thay đổi cảm giác thèm ăn, và giảm cân hoặc tăng cân chậm.
        •  Đau bụng hoặc đau trực tràng nặng.
        •  Sốt trên 39 độ C.
        •  Phân có máu hoặc mủ.
Bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Biện pháp điều trị đối với bệnh tiêu chảy mãn tính sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh này. Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy mãn tính được điều trị như sau:
        - Nhiễm trùng: Nếu một đứa trẻ gặp phải những vấn đề kéo dài về tiêu hóa lượng carbohydrate hoặc protein nhất định sau khi bị nhiễm trùng cấp tính, bác sĩ có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn. Đứa trẻ cần phải dùng kháng sinh hoặc thuốc đặc trị các loại ký sinh trùng để điều trị nhiễm trùng trong trường hợp bệnh không tự khỏi. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng phát triển quá mức vi khuẩn trong ruột non.
        - Rối loạn chức năng tiêu hóa: Đối với chứng tiêu chảy phân sống thì thường không cần thiết phải điều trị. Đa số trẻ, chứng tiêu chảy phân sống sẽ phát triển ngày một nhanh hơn ở thời điểm chúng bắt đầu đến trường. Đối với nhiều trẻ em, hạn chế nạp nước ép trái cây và gia tăng lượng chất xơ và chất béo trong chế độ ăn có thể cải thiện những triệu chứng của chứng bệnh tiêu chảy phân sống.
Bác sĩ có thể điều trị hội chứng ruột kích thích bằng cách:
        •  Thay đổi chế độ ăn của trẻ.
        •  Cho trẻ dùng thuốc.
        •  Dùng men vi sinh- vi sinh vật sống, thường là vi khuẩn có lợi giống như các vi sinh vật, thường tìm thấy ở đường tiêu hóa. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng men vi sinh, đặc biệt là Bifidobacteria và các sự kết hợp của probiotic giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi dùng liều lượng đủ lớn. 
        •  Áp dụng liệu pháp tâm lý.
Để đảm bảo chăm sóc phối hợp và an toàn, cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ về cách sử dụng các loại thuốc bổ sung cũng như thay thế thông dụng, bao gồm sử dụng thực phẩm chức năng và men tiêu hóa.
        - Chứng dị ứng và không dung nạp thực phẩm: Nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ đề xuất thay đổi chế độ ăn để kiểm soát các triệu chứng dị ứng và không dung nạp thực phẩm. Để điều trị dị ứng thực phẩm thì cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc nên đổi loại thực phẩm gây ra dị ứng khỏi chế độ ăn của trẻ.
Đối với trẻ mắc bệnh celiac thì cha mẹ nên tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten thì sẽ ngăn chăn các triệu chứng, chữa lành tổn thương đường ruột đang gặp phải và ngăn ngừa tổn thương trong tương lai.
Cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc có thể kiểm soát các triệu chứng không dung nạp lactose với những sự thay đổi trong chế độ ăn của trẻ và bằng cách sử dụng các sản phẩm chức enzim lactase. Đa số trẻ em bị chứng không dung nạp lactose có thể dung nạp một ít lượng đường lactose nhất định trong chế độ ăn của chúng. Hàm lượng thay đổi cần thiết trong chế độ ăn phụ thuộc vào hàm lượng lactose một đứa trẻ có thể tiêu thụ mà không biểu hiện triệu chứng nào.
Đối với trẻ không dung nạp fructose trong chế độ ăn, việc giảm lượng đường fructose trong chế độ ăn có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng.
        - Hội chứng kích thích ruột IBD. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc, phẫu thuật và thay đổi trong chế độ ăn uống để chữa trị bệnh IBD.
Ăn uống, chế độ ăn và dinh dưỡng:
Bác sĩ có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn của trẻ để điều trị nguyên nhân của chứng bệnh tiêu chảy mãn tính. Đảm bảo rằng trẻ dung nạp được những dinh dưỡng thích hợp là việc làm hết sức quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc nên trò chuyện, bàn bạc với bác sĩ về sự thay đổi trong chế độ ăn để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính. 

Nguồn imom.vn dịch và hiệu chỉnh từ The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, USA
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot