NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHÃN THỰC PHẨM

Ngày 04/11/2019

Nhãn mác trên thực phẩm nên là người bạn đồng hành tin cậy của người tiêu dùng. Nó sẽ giúp chúng ta tìm thấy những sản phẩm tốt cho tim mạch. Các thuật ngữ khác nhau đều được sử dụng - từ “không” đến “nạc – không dính mỡ”. Một số thuật ngữ được sử dụng thay thế cho nhau – “một ít”, “một vài” và “một chút” đều có nghĩa là “một số ít”. Dưới đây là bản dịch về ý nghĩa của một số thuật ngữ - hãy chú ý đến những thuật ngữ này khi chọn các mặt hàng tốt cho sức khỏe:

        Từ/cụm từ                                              Dịch nghĩa

 

Nhóm từ về chất béo, cholesterol, natri và thịt:

Không chất béo

Ít hơn 0,5g chất béo trong mỗi khẩu phần hoặc lượng chất béo bão hòa trong mỗi khẩu phần là 1g hoặc ít hơn.

Ít chất béo

3g chất béo hoặc ít hơn trong mỗi khẩu phần.

Giảm mỡ

Ít hơn 25% chất béo trong mỗi khẩu phần so với bình thường.

Nhạt (chất béo)

Tỉ lệ chất béo bằng một nửa so với khẩu phần bình thường. Hoặc hàm lượng cholesterol thấp (20 miligam hoặc ít hơn cho mỗi khẩu phần), và hàm lượng chất béo bão hòa bằng 2g hoặc ít hơn trong mỗi khẩu phần.

Ít natri

Khoảng 140 miligam natri hoặc ít hơn đối với một khẩu phần.

Nạc (không dính mỡ)

Tỉ lệ mỡ ít hơn 10g, khoảng 4.5g hoặc ít hơn đối với chất béo bão hòa và hàm lượng cholesterol ít hơn 95 miligam mỗi khẩu phần.

Bổ sung nạc

Ít hơn 5g thành phần chất béo, ít hơn 2g chất béo bão hòa, và ít hơn 95 miligam cholesterol mỗi khẩu phần

 

 

 

Nhóm từ về Calo:

Không chứa calo

Ít hơn 5 đơn vị calo trong mỗi khẩu phần.

Ít calo

Khoảng 40 đơn vị calo hoặc ít hơn trong một khẩu phần. Giảm xuống bằng hoặc ít hơn 25% so với bình thường.

Nhạt hoặc nhẹ

Lượng chất béo bằng một nửa và hàm lượng calo bằng 1/3 so với bình thường.

 

Có hai loại chất xơ chính -  không tan và tan (còn gọi là “chất nhầy”). Cả hai đều có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ có chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bằng cách giúp giảm hàm lượng cholesterol LDL.

Sự khác biệt giữa hai loại chất xơ này là cách chúng đi qua đường tiêu hóa. Chất xơ không tan khi qua đây phần lớn đều không được hòa tan. Nó còn được gọi là “thức ăn thô” và giúp đại tràng thực hiện đúng chức năng của mình. Chất xơ không tan được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây (có vỏ), rau và các loại đậu (như đậu khô và đậu Hà Lan).

Chất xơ tan được hòa tan thành một chất giống như gel trong ruột. Chất này giúp ngăn chặn cholesterol và chất béo được hấp thụ qua thành ruột và đi vào máu. Nghiên cứu cho thấy rằng những người bổ sung lượng chất xơ hòa tan của họ lên từ 5-10g mỗi ngày đã giảm khoảng 5% Cholesterol LDL. TLC khuyên bạn nên nạp vào cơ thể ít nhất 5-10g và tốt nhất là 10-25g chất xơ hòa tan mỗi ngày, sẽ giúp làm giảm hàm lượng LDL trong cơ thể.

Ô số 14 hướng dẫn một số cách đơn giản để tăng hàm lượng chất xơ hòa tan. Ô số 15 chỉ ra nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt cho cơ thể và tổng lượng chất xơ hòa tan có trong những thực phẩm đó.

Lưu ý: Tăng lần lượt hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, mà không quá đột ngột. Lượng chất xơ tăng lên đột ngột có thể gây ra chuột rút bụng hoặc đầy hơi.

 

Stanol và Sterol thực vật

Các stanol và sterol thực vật xuất hiện một cách tự nhiên với số lượng nhỏ trong nhiều loại thực vật. Những loại được sử dụng trong các loại thực phẩm được lấy từ dầu đậu nành và cây thông cao. Khi kết hợp với một lượng nhỏ dầu hạt cải, các sản phẩm được sử dụng trong các loại thực phẩm là khác nhau.

Cũng như chất xơ hòa tan, stanol và sterol thực vật giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ đường tiêu hóa, giúp giảm LDL, mà không ảnh hưởng đến HDL hoặc chất béo trung tính. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng tiêu thụ hàng ngày khoảng 2 gram stanol hoặc sterol sẽ làm giảm khoảng 5-15% cholesterol LD - thường xuyên trong vòng vài tuần.

Stanols và sterol được thêm vào một số loại bơ thực vật và một số loại thực phẩm khác, chẳng hạn như một loại nước cam đặc biệt. Nhưng hãy nhớ rằng thực phẩm có stanol/sterol không phải là thực phẩm không chứa calo. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm này, bạn có thể cần phải cắt giảm hàm lượng calo ở những loại thực phẩm khác.

Các chế độ ăn uống khác

Các yếu tố về chế độ ăn uống sau đây có thể không ảnh hưởng đến mức LDL nhưng chúng ta nên biết chúng có ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào:

Axit béo Omega-3 - Chất béo Omega-3 được tìm thấy trong một số loại cá nhiều mỡ và trong một số nguồn thực vật, như quả óc chó, cải dầu, dầu đậu nành và hạt lanh. Chúng không ảnh hưởng đến mức LDL trong cơ thể nhưng có thể giúp bảo vệ tim theo những cách khác. Trong một số nghiên cứu, những người ăn cá có tỷ lệ tử vong do bệnh tim ít hơn những người không ăn cá. Có thể điều này có liên quan đến tác động của chất béo omega-3 trong cá, giúp ngăn ngừa hình thành máu đông và những viêm nhiễm ảnh hưởng đến thành động mạch. Chất béo omega-3 cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhịp tim và nếu hàm lượng omega-3 cao, có thể làm giảm lượng chất béo trung tính. Các nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 làm giảm nguy cơ đau tim và tử vong do bệnh tim đối với những người có tiền sử bệnh tim.

Dựa trên những gì đã biết, hãy cố gắng ăn hai bữa cá mỗi tuần. Các loại cá có nhiều chất béo omega-3 là cá hồi, cá ngừ (thậm chí các nghiên cứu về Natri đã phát hiện ra rằng việc giảm lượng natri trong chế độ ăn uống sẽ làm hạ huyết áp. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim).

Natri là một thành phần của muối ăn (natri clorua). Nhưng nó cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Vì vậy, hãy đọc nhãn thực phẩm để biết thêm về điều này. Một số thực phẩm ít chất béo nhưng có hàm lượng natri cao, nên sử dụng nhãn để chọn các loại thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Rau và trái cây có hàm lượng natri tự nhiên thấp, ít chất béo bão hòa và calo. Để biết thêm về muối, xem ô 16.

Thay vì sử dụng muối hoặc thêm chất béo để làm cho thực phẩm ngon hơn, hãy sử dụng các loại gia vị và thảo mộc. Ô 17 ở trang 32 sẽ hướng dẫn cách nêm nếm gia vị có lợi cho sức khỏe trong mỗi bữa ăn.

Rượu bia

Có thể bạn đã từng nghe, uống rượu bia ở mức độ vừa phải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một lượng nhỏ rượu bia có thể giúp bảo vệ một số nhóm người.

Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu bia có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Gây hại cho tim và gan, cao huyết áp và hàm lượng chất béo trung tính tăng cao.

Nếu bây giờ bạn không uống rượu bia, xin đừng uống. Nếu bạn uống, hãy uống không nhiều hơn một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly mỗi ngày cho nam giới. Ô 18 ở trang 33 đưa ra một số ví dụ về việc cân bằng tửu lượng ở một người.

Và đừng quên rằng trong rượu bia có calo. Nếu cần giảm cân, bạn nên đặc biệt cẩn thận về số lượng thức uống có cồn nạp vào cơ thể.

Nguồn: Nutimed.vn dịch và hiệu đính từ tài liệu của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ.

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot