Những điều cần biết về chứng khiếm thị ở trẻ em

Ngày 11/09/2017

Những điều cần biết về chứng khiếm thị ở trẻ em

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG KHIẾM THỊ Ở TRẺ EM

Khiếm thị là gì?
     Khiếm thị có nghĩa là thị lực của một người nào đó không hoạt động ở mức được coi là “bình thường”. Chứng khiếm thị ở mỗi trẻ đều không giống nhau và có nhiều nguyên nhân dẫn đến chững khiếm thị.
 
Nguyên nhân của chứng khiếm thị là gì?
     Chứng  khiếm thị có thể do mắt bị hỏng, bởi cấu tạo của mắt có sự sai khác hoặc thậm chí là do hoạt động của não bộ. Khi trẻ vừa sinh ra cũng có thể không nhìn thấy gì và chứng khiếm thị có thể kéo dài đến suốt cuộc đời người bệnh.
Khi nào nên kiểm tra cho trẻ?
     Bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ nhãn khoa, chuyên viên đo mắt, bác sĩ nhi khoa hay những chuyên gia khác kiểm tra khi trẻ:
•   Mới sinh đến 3 tháng tuổi
•   6 tháng đến 1 tuổi
•   Khoảng 3 tuổi
•   Khoảng 5 tuổi
     Nếu trong nhà có người mắc các bệnh về mắt thì tốt hơn hết là bạn nên đưa con đi khám mắt.
Dấu hiệu của bệnh khiếm thị
      Trẻ mắc chứng khiếm thị có thể
•   Nhắm hoặc che một bên mắt
•   Nheo mắt hoặc cau mày
•   Thấy mọi vật đều mờ hoặc không nhìn rõ
•   Không đọc được sách hay làm việc khác mà cứ phải dí mắt mới nhìn rõ hay đưa các vật thể lên gần mắt mới có thể nhìn thấy.
•   Chớp mắt nhiều hơn bình thường hoặc có vẻ không vui khi làm việc gì cũng phải nhìn gần mới được (chẳng hạn như đọc sách.)
     Hãy chú ý khi một bên mắt của trẻ có dấu hiệu mất thị lực. Một bên hoặc cả hai bên mắt của trẻ có thể chảy nước mắt và còn về một hoặc hai bên mí mắt của trẻ có thể vành đỏ, đóng váng hoặc sưng lên.
Tôi phải làm sao khi phát hiện con mình mất khả năng thị giác?
Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá. Nếu bạn và bác sĩ cùng thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh về mắt hãy đưa con bạn đến khám bác sĩ nhãn khoa, chuyên viên đo mắt và những chuyên gia khác để có sự can thiệp sớm nhất.

Nutimed.com Dịch và hiệu chỉnh từ Centers for Disease Control and Prevention, USA
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot