Những điều cần biết về bệnh khiếm thính ở trẻ em

Ngày 06/09/2017

Những điều cần biết về bệnh khiếm thính ở trẻ em

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH KHIẾM THÍNH Ở TRẺ EM
     Khiếm thính có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và lời nói. Trẻ càng sớm được điều trị về mặt thính giác sẽ càng có khả năng phát huy được hết tiềm năng của mình. Nếu bạn nghi ngờ con mình có những biểu hiện của khiếm thính hãy tìm đến các bác sĩ nhi khoa để kiểm tra thính lực càng sớm càng tốt chứ đừng chờ đợi thêm gì nữa!

Khiếm thính là gì?
   Khiếm thính có thể xảy ra khi có một cơ quan nào đó trong tai không thể hoạt động bình thường. Các cơ quan cấu tạo nên thính giác gồm có tai ngoài, tai giữa, tai trong, dây thần kinh thính giác và hệ thống thính giác.
Các triệu chứng và dấu hiệu
   Biểu hiện của khiếm thính là không giống nhau giữa các trẻ. Nếu như nghi ngờ con mình có biểu hiện của bệnh, hãy gặp bác sĩ nhi để khám thăm dò thính lực cho trẻ càng sớm càng tốt. 
   Kể cả khi trước đó kết quả khám không cho thấy bất cứ biểu hiện nào đặc biệt, vẫn nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau:
* Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh
•    Không hề giật mình trước những âm thanh ồn ào
•    Không hề quay về phía phát ra nguồn âm khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi
•    Không phát âm được một từ đơn nào, đại loại như “ma ma” hay “ba ba” khi được khoảng 1 tuổi
•    Quay đầu lại khi nhìn thấy bạn thế nhưng khi bạn gọi tên trẻ thì chúng lại không làm vậy. Đôi khi đó chỉ là do trẻ bị mất tập trung hay chỉ là muốn làm lơ với bạn, tuy nhiên, cũng có thể là do chứng lãng tai một phần hay toàn phần mang lại.
•    Dường như chỉ nghe được một vài âm thanh còn những âm khác thì không.
*  Dấu hiệu ở trẻ nhỏ
•    Nói năng ngập ngừng
•    Nói không rõ ràng
•    Không làm theo chỉ bảo. Đôi khi đó chỉ là do trẻ bị mất tập trung hay chỉ là muốn làm lơ với bạn, tuy nhiên, cũng có thể là do chứng lãng tai một phần hay toàn phần mang lại.
•    Thường nói: “Hả? Sao ạ?”
•    Bật âm lượng TV lên mức quá cao.
   Trẻ em đều phải trải qua các quá trình chơi, học, giao tiếp và ứng xử. Nếu trẻ bỗng chững lại ở một vài giai đoạn nào đó cũng có thể là biểu hiện của chứng mất thính lực hoặc do những trục trặc khác trong giai đoạn phát triển.
Thăm dò và chẩn đoán
   Kiểm tra thính lực có thể chẩn đoán khả năng trẻ bị mất thính lực hay không. Phương pháp này rất dễ tiến hành mà không gây đau đớn cho trẻ. Thực tế thì trong quá trình khám thăm dò trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ. Thăm dò thính lực chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi – thường là vài phút.
* Đối với trẻ sơ sinh
   Tất cả những trẻ nhỏ không quá một tháng tuổi đều phải kiểm tra thính lực. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có kết quả kiểm tra thính lực được lưu ở bệnh viện. Nếu em bé đó không vượt qua được quá trình kiểm tra vậy thì phải nhanh chóng chuẩn bị cho trẻ một cuộc kiểm tra thính lực toàn diện càng sớm càng tốt và không nên để khi trẻ được hơn 3 tháng tuổi mới tiến hành.
* Đối với trẻ nhỏ
   Trẻ nhỏ cũng phải kiểm tra thính lực trước khi đi học hoặc bất cứ khi nào trẻ có biểu hiện không tốt về mặt thính giác. Những trẻ không vượt qua được kỳ khám thăm dò cần phải làm một cuộc kiểm tra thính lực toàn diện càng sớm càng tốt.
Chữa trị và các liệu pháp can thiệp
   Câu trả lời ở đây là sẽ không có một phương pháp trị liệu hay một sự can thiệp riêng lẻ nào cho các cá nhân hay một gia đình. Kế hoạch điều trị tốt sẽ bao gồm quá trình kiểm tra chặt chẽ, tiến hành điều trị và nếu có xảy ra biến cố nào đó thì cần thay đổi lại cho phù hợp. Có rất nhiều công cụ giao tiếp khác nhau cho những trẻ khiếm thính và những người thân trong gia đình. Những cách thức đó bao gồm:
•    Học những cách giao tiếp khác ví dụ như ngôn ngữ ký hiệu
•    Áp dụng những thành tựu công nghệ vào giao tiếp ví dụ trợ thính (hearing aids) và phẫu thuật cấy ốc tai nhân tạo (cochlear implants)
•    Phẫu thuật và điều trị bằng thuốc để chữa một vài loại bệnh mất thính giác
•    Những dịch vụ hỗ trợ trong gia đình
Nguyên nhân và rủi ro
   Khiếm thính có thể xảy đến bất cứ khi nào trong suốt quá trình tồn tại - từ khi sinh ra đến khi trưởng thành
   Sau đây là một số nguy cơ dẫn đến việc mất thính giác ở trẻ:
•    Trên phương diện di truyền học: có khoảng một đến hai căn nguyên dẫn đến bệnh khiếm thính ở trẻ sơ sinh là do gien. Một vài trẻ mất thính giác do di truyền là bởi trong nhà cũng có người mắc chứng khiếm thính. Có khoảng 1 đến 3 trẻ mất thính giác bên cạnh yếu tố di truyền còn mắc một “hội chứng” nào đó. Có nghĩa là trẻ còn mắc các hội chứng khác bên cạnh chứng mất thính giác có thêt là hội chứng Down hay hội chứng Usher.
•    Cứ 4 ca thì có 1 ca trẻ bị khiếm thính do người mẹ bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai, bị biến chứng, bị chấn thương vùng đầu. Ví dụ như trẻ:
•    Có thể bị nhiễm trùng như nhiễm trùng CMV trước khi sinh
•    Cần một chu trình trị liệu đặc biết giống như phải truyền máu khi điều trị vàng da bệnh lý
•    Có hình dạng đầu, mặt hay tai không giống bình thường
•    Có những biểu hiện giống như chứng rối loạn thần kinh (neurological disorder) có khả năng liên quan đến chứng mất thính giác
•    Nhiễm trùng quanh vùng não và tủy sống còn gọi là viêm màng não (meningitis)
•    Bị thương nặng ở đầu cần được điều trị dài ngày trong bệnh viện
•    Có khoảng 1 trong số 4 trẻ sinh ra bị mất thính giác mà không rõ nguyên nhân do đâu.
Phòng ngừa
•    Các bà mẹ hãy giữ thân thể khỏe mạnh khi đang mang thai 
•    Học cách phòng ngừa nhiễm trùng CMV trong suốt giai đoạn mang thai 
•    Tiêm phòng đầy đủ và đều đặn cho trẻ 
•    Đừng để trẻ tiếp xúc với những nguồn âm quá lớn ví dụ những đồ chơi phát ra âm thanh quá to.
Tìm sự trợ giúp
•    Nếu thấy con mình có biểu hiện của chứng khiếm thính, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để khám thăm dò nhanh nhất có thể. Đừng chờ đợi thêm nữa!
•    Nếu con bạn không thể vượt qua kỳ khám thăm dò, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra thính lực toàn diện cho trẻ càng sớm càng tốt.
•    Nếu trẻ mất thính lực, hãy yêu cầu bác sĩ điều trị và sử dụng các liệu pháp can thiệp
   Mất thính lực có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ , cách diễn đạt. Trẻ được tiếp nhận các biện pháp chữa trị sớm bao nhiêu sẽ càng sớm được phát huy hết những tiềm năng mà chúng đang có. Là cha/mẹ nếu nghi ngờ con mình có khả năng mất thính giác hãy tin tưởng vào trực giác của mình và nói chuyên với các bác sĩ nhi khoa.
Y học và giải phẫu
   Uống thuốc và phẫu thuật có thể giúp cải thiện thính lực ở người. Trường hợp này là có thể với những người mất thính lực truyền dẫn hay những người có tai ngoài hoặc tai giữa không hoạt động như bình thường.
   Nguyên nhân gây nên một loại mất thính lực truyền dẫn có thể là do bệnh nhiễm trùng tai mãn tính. Nhiễm trùng mãn tính tai là do quá trình tích tụ các dịch lưu sau màng màng nhĩ và trong khoang tai giữa. Hầu hết các ca nhiễm trùng tai có thể được điều trị bằng thuốc và thông qua quá trình theo dõi cẩn thận. Nếu chỉ dùng thuốc thôi thì không đủ. Nhiễm trùng tai giữa có thể điều trị bằng tiểu phẫu thông qua viêc đặt một ống nhỏ vào màng nhĩ để dẫn dịch lưu ra ngoài.
   Một loại viêm ống dẫn truyền khác lại là do hoặc là tai ngoài hoặc là tai giữa của trẻ không thể hoạt động tốt khi trẻ còn trong bụng mẹ. Tai giữa và tai ngoài đều cần phải cùng hoạt động để gửi đi các tín hiệu đến tai trong. Nếu bất cứ một bộ phận nào không hoạt động đúng cách có thể dẫn đến việc mất thính giác. Phẫu thuật là cách phù hợp để cải thiện tình hình và có thể chữa khỏi bệnh. Các bác sĩ khoa tai-mũi-họng là những chuyên gia có thể khắc phục tình trạng này.
   Phương pháp cấy ốc tai và thả neo xương trợ thính cũng cần đến giải phẫu
 Học ngôn ngữ
   Nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, trẻ khiếm thính sẽ khó lòng học được ngôn ngữ. Những trẻ này có nguy cơ phát triển chậm hơn những trẻ khác. Những gia đình có trẻ khiếm thính cần thay đổi thói quen giao tiếp cho trẻ hay cho chúng học thêm những kỹ năng đặc biệt khác (ví dụ như ngôn ngữ ký hiệu) để trẻ có thể học được ngôn ngữ. Những kỹ năng này có thể được sử dụng cùng với sự trợ giúp của máy trợ thính, phẫu thuật cấy ốc tai nhân tạo và các thiết bị khác có thể giúp trẻ nghe thấy.
Dịch vụ tư vấn cho gia đình
   Đối với các bậc phụ huynh việc phát hiện ra con bị khiếm thính là điều không thể lường trước được. Cha mẹ đôi khi cũng cần đến thời gian và sự hỗ trợ để chữa trị bệnh cho trẻ.
   Cha mẹ khi vừa phát hiện ra trẻ bị mắc chứng khiếm thính có thể cần đến sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Những hỗ trợ đó có thể là bất cứ hành động nào dành cho gia đình cả trẻ bao gồm những lời khuyên, thông tin, cơ hội tìm hiểu những trường hợp cha mẹ có con mắc chứng mất thính giác tương tự, tìm kiếm một chuyên gia tư vấn về chứng khiếm thính, tìm kiếm các dịch vụ y tế hay vận chuyển, cho cha mẹ trẻ thời gian thử giãn hay đơn thuần là tìm đến một người biết lắng nghe và động viên họ.

Nutimed.com Dịch và hiệu chỉnh từ Centers for Disease Control and Prevention, USA
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot