NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ BỆNH UNG THƯ
Ngày 30/10/2018
VỀ VIỆC ĐIỀU TRỊ, ĂN UỐNG LÀNH MẠNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĂN UỐNG
Những Người Bị Ung Thư Có Nhu Cầu Ăn Uống Khác Nhau
Những người bị ung thư thường phải tuân theo các chế độ ăn khác với những gì bạn cho là tốt. Đối với hầu hết mọi người, một chế độ ăn lành mạnh bao gồm:
Nhiều trái cây, rau củ, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc
- Càng ít thịt và sản phẩm từ sữa càng càng tốt
- Rất ít chất béo, đường, rượu/bia và muối
Tuy nhiên, khi bị ung thư, bạn cần ăn để có đủ sức khỏe nhằm đối phó với các tác dụng phụ của việc điều trị. Khi bạn khỏe mạnh, ăn đủ thức ăn thường không phải là vấn đề. Nhưng khi phải trải qua bệnh ung thư và việc điều trị, đây có thể là một thử thách thực sự cho bạn.
Khi bị ung thư, bạn có thể cần thêm protein và năng lượng. Đôi khi, chế độ ăn của bạn có thể cần thêm sữa, phô mai và trứng. Nếu bạn gặp khó khăn với việc nhai và nuốt, bạn sẽ cần phải thêm nước hầm thịt. Đôi khi, bạn cần ăn các loại thực phẩm ít chất xơ thay vì những thực phẩm giàu chất xơ. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào về chế độ ăn cần thiết đối với bạn.
Tác Dụng Phụ Từ Điều Trị Ung Thư Có Thể Dẫn Đến Các Vấn Đề Về Ăn Uống
Các phương pháp điều trị ung thư được thiết kế để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, những phương pháp này cũng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh. Tổn thương tới các tế bào khỏe mạnh có thể gây ra những tác dụng phụ dẫn đến các vấn đề về ăn uống.. Các vấn đề về ăn uống phổ biến trong điều trị ung thư bao gồm:
- Ăn mất ngon
- Thay đổi vị giác hoặc khứu giác
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Khô miệng
- Chứng không dung nạp lactose
- Buồn nôn
- Đau khoang miệng
- Đau họng và khó nuốt
- Nôn mửa
- Tăng cân
- Giảm cân
Một số người ăn mất ngon hay buồn nôn vì họ bị căng thẳng về bệnh ung thư và việc điều trị. Nhưng khi mọi người biết mình phải chờ đợi điều gì sắp xảy ra với bản thân, họ thường cảm thấy ổn hơn.
Hãy Sẵn Sàng Cho Việc Điều Trị Ung Thư
Cho đến khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ không biết mình có thể gặp những tác dụng phụ hoặc vấn đề về ăn uống gì, nếu có. Nếu bạn gặp vấn đề, chúng thường không nghiêm trọng. Nhiều tác dụng phụ có thể được kiểm soát và nhiều vấn đề biến mất khi kết thúc điều trị ung thư.
- Ăn uống lành mạnh và giữ cân nặng như trước khi bắt đầu điều trị. Làm những việc này giúp bạn duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ nhiễm trùng, chống lại các tác dụng phụ tốt hơn, và có nhiều cơ hội tiếp nhận điều trị mà không bị ngắt quãng giữa chừng hơn.
- Hãy đến nha sĩ. Đảm bảo miệng của bạn khỏe mạnh trước khi bắt đầu điều trị ung thư là một việc rất quan trọng.
- Hỏi các bác sĩ của bạn về những loại thuốc có thể giúp giải quyết các vấn đề về ăn uống.
- Thảo luận về nỗi sợ và những lo lắng của bạn với bác sĩ. Bác sĩ có thể gợi ý các cách để kiểm soát và đối phó với những cảm xúc này.
- Tìm hiểu về bệnh ung thư mà bạn mắc phải và phương pháp điều trị. Nhiều người cảm thấy tốt hơn khi họ biết mình phải chờ đợi điều gì sắp xảy ra với bản thân.
Những Cách Giúp Bạn Sẵn Sàng Cho Việc Ăn Uống Lành Mạnh
- Tích trữ các loại thực phẩm lành mạnh sẵn trong tủ lạnh, tủ thức ăn và tủ đông. Đảm bảo là đã có các đồ bạn có thể ăn ngay cả khi cảm thấy ốm.
- Tích trữ sẵn các loại thực phẩm ít hoặc không cần nấu nướng, chẳng hạn như bữa tối đông lạnh và đồ ăn nấu sẵn.
- Nấu sẵn đồ ăn và đông lạnh chúng thành các khẩu phần của từng bữa ăn.
- Nhờ bạn bè hoặc gia đình giúp bạn mua sắm và nấu ăn trong khi điều trị. Một người bạn có thể lên danh sách các việc cần làm và mọi người sẽ thực hiện chúng.
- Lập một danh sách các mặt hàng bạn thường mua để bạn bè và gia đình dễ giúp bạn.
- Trao đổi với bác sĩ về việc bạn phải chờ đợi điều gì sắp xảy ra với bản thân.
Mỗi Cá Nhân Đều Khác Biệt
Bởi vì mỗi cá nhân đều khác biệt, không có cách nào để biết liệu bạn sẽ gặp vấn đề gì về ăn uống hay không, và nếu có, chúng sẽ tệ đến mức nào. Bạn có thể sẽ chỉ gặp một vài vấn đề hoặc không gì cả. Điều này phụ thuộc một phần vào loại bệnh ung thư bạn mắc, vị trí của chúng trong cơ thể, phương pháp điều trị, thời gian điều trị bao lâu và liều thuốc điều trị bạn sẽ sử dụng.
Trong thời gian điều trị, có rất nhiều loại thuốc và phương pháp hữu ích để kiểm soát các vấn đề về ăn uống. Bác sĩsẽ cho bạn biết thêm về các loại vấn đề ăn uống mà bạn có thể gặp và cách kiểm soát chúng. Nếu bạn bắt đầu có những vấn đề về ăn uống, hãy thông báo ngay cho bác sĩ của mình.
Trao đổi với Bác Sĩ của bạn
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn không chắc mình nên ăn gì trong khi điều trị ung thư.
Nhờ họ giới thiệu bạn với một chuyên gia dinh dưỡng. Một chuyên gia dinh dưỡng là người tốt nhất để thảo luận về chế độ ăn của bạn. Người đó có thể giúp chọn đồ ăn và thức uống tốt nhất cho bạn trong và sau khi điều trị.
Lập một danh sách các câu hỏi cho buổi gặp của bạn với chuyên gia dinh dưỡng đó. Hãy hỏi về các loại thực phẩm và công thức nấu ăn yêu thích của mình và liệu bạn có thể ăn chúng trong khi điều trị ung thư hay không. Bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu xem các bệnh nhân khác kiểm soát các vấn đề ăn uống của họ như thế nào..
Nếu bạn đã và đang theo một chế độ ăn đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim hoặc vấn đề sức khỏe khác thì việc trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng còn cần thiết hơn nữa. Họ có thể tư vấn cho bạn về cách tuân thủ chế độ ăn đặc biệt của mình trong lúc đối phó với các vấn đề về ăn uống gây ra bởi việc điều trị ung thư.
Cách Để Có Nhiều Lợi Ích Nhất Từ Việc Ăn Uống
Trong thời gian điều trị, bạn có thể có những ngày tốt và những ngày tệ khi nói đến ăn uống. Dưới đây là một số cách để kiểm soát:
- Ăn nhiều đạm và calories khi bạn có thể. Điều này giúp bạn duy trì thể lực của mình và giúp tái tạo các mô bị tổn hại do điều trị ung thư.
- Ăn khi bạn thấy thèm ăn nhất. Đối với nhiều người, lúc đó là vào buổi sáng. Bạn có thể muốn ăn một bữa nhiều hơn vào đầu ngày và uống thức ăn lỏng thay thế sau đó.
- Nếu bạn cảm thấy mình không thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau thì cũng không sao cả. Ăn những thức ăn bạn thấy ngon cho đến khi có thể ăn nhiều hơn, ngay cả khi bạn ăn một món lặp đi lặp lại. Bạn cũng có thể uống các thức ăn lỏng thay thế để bổ sung dinh dưỡng.
- Đừng lo lắng nếu một vài ngày bạn không thể ăn gì. Dành thời gian này để tìm những cách khác làm mình cảm thấy tốt hơn và bắt đầu ăn khi bạn có thể. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn không thể ăn quá 2 ngày.
- Uống nhiều nước. Vào những ngày mà bạn không thể ăn, việc uống nhiều nước thậm chí còn quan trọng hơn. Uống nhiều sẽ giúp cơ thể bạn nạp đủ lượng chất lỏng cần thiết. Hầu hết người lớn nên uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Bạn có thể làm điều này dễ hơn nếu giữ một chai nước ở bên mình.
Chuẩn Bị Thực Phẩm Đặc Biệt Cẩn Thận Để Tránh Nhiễm Trùng
Một số phương pháp điều trị ung thư có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Khi điều đó xảy ra, bạn cần đặc biệt cẩn thận trong cách xử lý và chuẩn bị thức ăn. Hãy cẩn thận:
- Luôn giữ nóng đồ ăn nóng và giữ lạnh đồ ăn lạnh.
- Cho thức ăn thừa trong tủ lạnh ngay sau khi ăn xong.
- Cọ sạch tất cả các loại trái cây và rau củ sống bằng bàn chải và nước trước khi ăn.
- Ngâm các loại quả mọng và các loại thực phẩm không dễ cọ rửa khác trong nước, sau đó xả sạch.
- Cọ sạch các loại trái cây và rau củ có bề mặt và vỏ ngoài gồ ghề, chẳng hạn như dưa hấu, cam và bơ bằng bàn chải với nước trước khi bổ hay bóc vỏ.
- Ngâm rau củ quả đông lạnh trong nước và rửa sạch nếu bạn không nấu chúng (ví dụ như để làm sinh tố). Nếu dùng để nấu, bạn không cần phải rửa trái cây và rau quả đông lạnh.
- Rửa sạch tay, dao và kệ bếp trước và sau khi chuẩn bị thức ăn. Đây là bước quan trọng nhất khi nấu thịt, thịt gà, hay cá sống.
- Rửa sạch tay mỗi khi bạn chạm vào thịt, thịt gà, hoặc cá sống.
- Sử dụng một cái thớt riêng cho thịt sống, thịt chín và một cái khác cho trái cây và rau quả.
- Rã đông thịt, thịt gà, và cá trong tủ lạnh hoặc rã đông chúng trong lò vi sóng. Nấu thịt, gà, và trứng chín kỹ. Trứng phải rắn, không chảy nước. Thịt không nên có màu hồng bên trong.
- Đảm bảo nước ép và các sản phẩm từ sữa của bạn được tiệt trùng.
- Ăn các loại hạt được bóc vỏ và rang chín.
KHÔNG:
- Ăn cá hoặc các loài giáp xác, nhuyễn thể sống, chẳng hạn như sushi và hàu sống.
- Ăn các loại quả hạch sống.
- Sử dụng thực phẩm, đồ gia vị hoặc đồ uống hết hạn sử dụng.
- Ăn buffet hay tại quầy salad và nhà hàng tự phục vụ.
- Ăn các loại thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc, kể cả phô mai mốc.
- Ăn bất kỳ thực phẩm dễ hư hỏng nào đã để ở nhiệt độ phòng sau hơn 2 giờ.
- Ăn đồ thừa để trong tủ lạnh lâu hơn 3 ngày.
- Để thịt, thịt gà, hoặc cá ra ngoài để rã đông.
Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tại đây
Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của Viện Ung thư quốc gia – Mỹ
Tin tức
- Tin tức (3)
- Kiến thức bệnh học (0)
- Bệnh người lớn (0)
- Tiểu đường (63)
- Tim mạch (3)
- Ung thư (41)
- Thận (2)
- Xương khớp (8)
- Khác (0)
- Trẻ nhỏ (0)
- Suy dinh dưỡng (10)
- Hô hấp (0)
- Tai - mũi - họng (0)
- Chân - tay - miệng (0)
- Khác (0)
- Thực đơn dinh dưỡng (0)
- Người lớn (0)
- Trẻ nhỏ (65)
- Tiêu hóa (2)
- Thừa cân béo phì (8)
- Tăng cường miễn dịch (0)
- Tiêu hóa trẻ em (20)
- Thận trẻ em (2)
- Thực đơn trẻ em (11)
- Thiếu vi chất dinh dưỡng (16)
- Phụ nữ mang thai (13)
- Thận tiết niệu (0)
Địa chỉ cửa hàng
Cửa hàng 1 (T2-Chủ nhật): Số 2, Ngõ 155/37/3 đường Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại đặt hàng
Hotline : 0978 599 777 (8h-20h T2-Chủ nhật)
Hotline :
Hỗ trợ trực tuyến
Skype :
Email : nutimed.ltd.co@gmail.com
Bình luận về sản phẩm