NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Ngày 27/03/2019

Bệnh tiểu đường khi mang thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ là dạng tiểu đường xảy ra khi người phụ nữ có thai và thường sẽ hết sau khi sinh con. Khoảng từ 5% tới 8% số phụ nữ có thai sẽ bị tiểu đường lúc mang thai và thường bị vào khoảng giai đoạn từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ.

Khi được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ bạn có thể sẽ thấy hoang mang và buồn bã. Bạn có thể sẽ lo lắng cho sức khỏe của em bé và lo lắng không biết mình có gặp vấn đề gì khi sinh con hay không.  Những thông tin sau đây có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh tiểu đường khi mang thai cũng như cách để kiểm soát bệnh hiệu quả để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thay đổi lượng đường và insulin trong trường hợp bị tiểu đường thai kỳ

 

nguyenly_td_thaiky_800

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường khi mang thai

Khi mang thai, nhau thai tiết ra các chất nội tiết giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển. Một số chất nội tiết này ngăn chặn chức năng hoạt động của insulin (insulin-một loại hóc mon giúp chuyển hóa đường từ máu vào tế bào) của người mẹ gây ra tình trạng bị kháng insulin. Trong thời kỳ có thai, để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường, cơ thể người mẹ cần sản xuất từ 2 tới 3 lần lượng insulin so với mức bình thường do tình trạng bị kháng insulin.

nguyennhan_td_thaiky_800

Nếu cơ thể không thể sản xuất thêm lượng insulin cần thiết hoặc còn bị kháng insulin thêm nữa sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường khi mang thai. Khi đã sinh con và nhu cầu insulin tụt xuống, lượng đường trong máu sẽ bình thường trở lại và bệnh tiểu đường sẽ biến mất.

Vì sao cần điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu lượng đường trong máu người mẹ cao, đường sẽ chuyển vào thai nhi qua nhau thai dẫn đến tình trạng thai nhi phát triển to hơn trẻ sơ sinh bình thường. Sinh con to hơn có thể dẫn đến nguy cơ gây ra nhiều rắc rối hơn cho người mẹ và trẻ sơ sinh trong lúc sinh và sau khi sinh. Tuy vậy, mức đường trong máu của em bé có thể lại quá thấp khi sinh (hypoglycaemia).

Nếu bệnh tiểu đường lúc mang thai không được chữa trị cũng có thể dẫn tới dễ bị huyết áp cao lúc mang thai hơn.

Đối với nhiều phụ nữ khi chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây buồn phiền và lo lắng. Tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ để duy trì lượng đường trong máu phù hợp với tình trạng của bạn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tham khảo các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu tiểu đường tại đây

Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot