MANG THAI Ở PHỤ NỮ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Ngày 27/03/2019

Đối với phụ nữ bị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, chuẩn bị tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh khởi đầu bằng việc có được thông tin và lời khuyên đúng đắn trước khi bạn mang thai. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường có thể có con khỏe mạnh, nhưng vẫn có thể gặp thêm những nguy cơ trong suốt thai kỳ. Với một kế hoạch chu đáo, cộng với sự hỗ trợ từ nhóm chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thì có thể giảm thiểu những nguy cơ này.

Tại sao lại cần có kế hoạch?

Bị bệnh tiểu đường khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Nguy cơ sẽ cao hơn khi mức đường huyết nằm ngoài phạm vi ấn định trước và trong thời kỳ đầu mang thai. Nguy cơ bị các biến chứng trong suốt thai kỳ cũng tăng lên, chẳng hạn như phát bệnh cao huyết áp và tiền sản giật, cũng như sinh một đứa con lớn.

Ngừa thai cho phụ nữ bị bệnh tiểu đường

Ngay sau khi bạn ngừng sử dụng biện pháp ngừa thai, thì bạn có khả năng sẽ mang thai, vì vậy điều quan trọng là hãy tiếp tục sử dụng biện pháp ngừa thai cho đến khi bạn đã sẵn sàng bắt đầu muốn có con.

Có một số biện pháp ngừa thai đáng tin cậy hơn những biện pháp khác - và tất cả các biện pháp đó đều có cả lợi ích lẫn tác dụng phụ. Biện pháp hiệu quả nhất là phương pháp ngừa thai dài lâu có thể đảo ngược được, bao gồm thiết bị ngừa thai cấy da và thiết bị ngừa thai trong tử cung.

Thuốc viên ngừa thai là một cách ngừa thai khác thường được phụ nữ bị bệnh tiểu đường sử dụng. Thuốc cần phải được kê đơn để bảo đảm độ tin cậy. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bị các biến chứng của bệnh tiểu đường, thì thuốc này có thể không phải là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Hãy bàn thảo với bác sĩ của bạn về biện pháp ngừa thai tốt nhất dành cho mình.

Lên kế hoạch để thai kỳ được khỏe mạnh

Nếu mức đường huyết của bạn hầu như nằm trong mức ấn định, thì điều này giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi đang phát triển và khả năng sẩy thai sớm. Vì lý do này, điều quan trọng là phải lên kế hoạch cho thai kỳ của mình và hãy mang thai vào thời điểm khi bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát tốt.

Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ về việc có con, hãy hẹn khám chuyên gia chăm sức khỏe bệnh tiểu đường của mình. Chúng tôi khuyến cáo bạn hãy xem xét bệnh tiểu đường và sức khỏe tổng quát của mình

ít nhất ba đến sáu tháng trước khi bạn bắt đầu muốn có con.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy bảo đảm bạn bàn thảo với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình trước khi bạn bắt đầu lên kế hoạch mang thai.

Để lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc mang thai, hãy bàn thảo với chuyên viên chăm sóc sức khỏe của bạn về những việc sau:

Biện pháp ngừa thai

Điều quan trọng là sử dụng biện pháp ngừa thai hiệu quả cho đến khi bạn sẵn sàng bắt đầu muốn có con. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về biện pháp ngừa thai tốt nhất dành cho bạn.

Lời khuyên dành cho thai kỳ

Có một số xét nghiệm cần thiết dành cho sức khỏe tổng quát của phụ nữ khi lập kế hoạch có con. Bác sĩ gia đình có thể tư vấn cho bạn về xét nghiệm máu, tiêm chủng và chất dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho bạn trước khi mang thai.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi lập kế hoạch cho việc mang thai, bạn sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của nhóm chuyên viên chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả bác sĩ và chuyên viên chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường của bạn. Nếu bạn chưa bao giờ gặp chuyên viên chăm sóc sức khỏe, hãy yêu cầu bác sĩ của mình viết thư giới thiệu.

Nếu bạn không rõ cần liên lạc với ai hoặc nếu bạn sống ở vùng nông thôn có dịch vụ còn hạn chế, thì hãy hỏi bác sĩ gia đình của bạn hoặc nhờ sự chăm sóc từ một bệnh viện lớn nào đó.

Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn để chuẩn bị cho việc mang thai. Hãy đặt lịch hẹn ba đến sáu tháng trước khi bạn bắt đầu muốn có con.

Mức đường huyết

Nếu mức đường huyết của bạn được kiểm soát tốt trước khi bạn mang thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thì bạn đã giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bản thân và con mình.

Chỉ số hemoglobin A1c (HbA1c) của bạn nên nằm trong mức ấn định trước khi bạn bắt đầu muốn có con:

  • Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 1, hãy cố gắng kiểm soát chỉ số HBA1c xuống thấp hơn 53mmol/ mol (7%).
  • Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 2, hãy cố gắng kiểm soát chỉ số HbA1c từ 42mmol/mol (6%) trở xuống.

Hãy bàn thảo mức đường huyết mục tiêu ấn định với chuyên viên chăm sóc sức khỏe tiểu đường của bạn, bao gồm cả việc làm thế nào để bạn có thể giảm nguy cơ bị hạ đường huyết (chứng hạ đường huyết).

Tham khảo các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu tiểu đường tại đây

Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot