Hỏi đáp với chuyên gia về vấn đề cho trẻ mắc hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ ăn

Ngày 11/09/2017

Hỏi đáp với chuyên gia về vấn đề cho trẻ mắc hội chứng

Rối loạn phổ tự kỷ ăn

HỎI ĐÁP VỚI CHUYÊN GIA VỀ VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ĂN

     Đừng bao giờ bỏ cuộc! Bạn sẽ phải thử qua rất nhiều lần trước khi bất cứ trẻ nào có thể nếm thử một món ăn mới. Sau đây là một số CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI THƯỜNG THẤY trong các gia đình.
 

     Hỏi: Tại sao trẻ lại chỉ thích các loại thực phẩm đã qua chế biến hay các loại có thành phần chủ yếu là carbohydrate mà không hề đoái hoài đến các món rau và trái cây?
     Trả lời: Carbohydrate thường là những món ăn nhạt (ví dụ như những món này không hề có màu sắc bắt mắt và mùi vị gì đặc biệt). Các loại thực phẩm này lại tạo cảm giác nhai kêu rất to nên kích thích giác quan của trẻ. Ngược lại, rau và quả lại có màu bắt mắt và mùi vị rất sắc. Những phản ứng của trẻ trước những yếu tố về cảm quan này có thể phần nào giải thích cho những sở thích về thực phẩm của trẻ.
     Hỏi: Tôi phải làm thế nào để con mình không còn bỏ bớt các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ nữa?Tôi phải làm cách nào để có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm hơn nữa?
     Trả lời: Lý tưởng nhất là bạn chỉ cho trẻ ăn một món ăn nào đó không quá một lần mỗi ngày. Hãy để trẻ ăn càng đa dạng các loại thức phẩm trong khẩu phần ăn càng tốt. Nếu trẻ có thể ăn nhiều món ăn khác nhau trong khẩu phần ăn của mình thì đó là những biểu hiện tốt. Một số trẻ hội chứng Rối loạn Phổ tự kỷ chỉ thích ăn một số ít các loại thực phẩm do đó sẽ khiến bạn khó có thể làm theo bảng hướng dẫn này của chúng tôi. Nếu con bạn chỉ chọn ăn những món trẻ ưa thích, bạn có thể thử trình bày món ăn trẻ thích theo một cách khác đi và khéo léo thêm vào đó một vài thành phần mới để mở rộng khẩu phần ăn cho trẻ
     Hỏi: Con tôi mới có hai tuổi, bé ghét ngồi vào chiếc ghế nâng nhưng bé cũng không chịu ngồi vào bàn ăn cùng với các thành viên khác trong gia đình. Thằng bé chỉ thích đi qua bàn ăn, cắn một vài mẩu thức ăn và ăn trong khi chạy qua chạy lại từ phòng này qua phòng khác hay trong khi chơi. Tôi phải làm thế nào để thuyết phục bé ngồi ăn cùng cả nhà?
     Trả lời: Có nhiều lý do khác nhau lý giải cho việc trẻ bị tự kỷ thường không thể ngồi yên trên bàn ăn khi đến bữa. Một số trẻ có biểu hiện hiếu động rất cao và không thể ngồi yên trong khoảng thời gian ngắn, bao gồm cả trong giờ ăn. Trẻ cũng có thể phản ứng trước những món ăn không thân quen hay không thích ăn có ở trên bàn ăn. Con bạn sẽ khó mà chấp nhận được một bàn ăn với quá nhiều món ăn khác nhau. Sự hiện diện cùng với mùi vị của những món ăn này có thể khiến trẻ cảm thấy không thể chịu đựng được. Cũng có thể là lý giải việc trẻ không thích ngồi ăn bên bàn ăn cùng gia đình là do trẻ sẽ cảm thấy lo lắng trong những tình huống giao tiếp xã hội quá gần kề như vậy.
     Dựa trên những yếu tố được lý giải trên đây, bạn có thể vận dụng các yếu tố này để trợ giúp cho mình. Hãy tham gia vào các kỹ năng vận động thô (chẳng hạn như chạy nhảy) và duy trì một nếp sinh hoạt đều đặn trước và sau bữa ăn, điều này có thể giúp cho con bạn giữ được bình tĩnh và chuẩn bị tình thần cho bữa ăn. Thông qua việc đến gần bàn ăn để lấy những món ăn ưa thích, trẻ có thể tự hạn chế bớt sự nhảy cảm với những món đồ ăn mới hay những tình huống giao tiếp xã hội. Hãy đưa ra lời khen ngợi khi trẻ tiến gần đến bàn ăn và chầm chậm khích lệ trẻ thông qua những lời tán tụng hay một món quà nho nhỏ nào đó để trẻ nán lại bên bàn ăn lâu hơn cho dù là trẻ chỉ đứng bên cạnh bàn ăn thôi. Sau cùng trẻ sẽ dần giữ được bình tĩnh khi ngồi bên bàn ăn dù chỉ là trong một thời gian ngắn.
     Hỏi: Chúng tôi đang thử áp dụng phương pháp mới khi cho con ăn từ ba tuần trước nhưng những gì chúng tôi chứng kiến lại chỉ là những thay đổi rất nhỏ trong cách ăn uống của con. Liệu đó có phải là những dấu hiệu khả quan hay không?
    Trả lời: Định vị và tìm cách giải quyết các vấn đề về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là một hành trình dài. Những thay đổi nhỏ, tinh tế và phù hợp có thể sẽ rất lâu mới thấy được thành quả cùng với những thay đổi về lâu dài trong thói quen ăn uống của trẻ. Đừng sớm nản lòng nếu như cả quá trình có xảy ra những trục trặc. Con bạn thường phải cải thiện dần và rồi sau đó lại vô tình áp dụng những thói quen ăn uống trước đây hết lần này đến lần khác. Những thăng trầm này có thể chính là thử thách cho các bậc cha mẹ. Hãy luôn ghi nhớ thành công dù nhỏ nhưng cũng đầy ý nghĩa của trẻ.


Nutimed dịch và hiệu chỉnh từ Autism Speaks Autism Treatment Network, US

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot