Hội chứng Ruột Kích thích ở trẻ nhỏ

Ngày 12/09/2017

Hội chứng Ruột Kích thích ở trẻ nhỏ

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Ở TRẺ NHỎ 
Hội chứng Ruột kích thích (IBS) là gì?

     Hội chứng Ruột kích thích là một loại rối loạn chức năng tiêu hóa cũng có nghĩa đây là một chứng rối loạn do sự thay đổi trong cách thức hoạt động của đường tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa sẽ xuất hiện những triệu chứng thường thấy tuy nhiên đường dạ dày sẽ không bị tổn thương. IBS không phải là một loại bệnh mà đây là một tập hợp các triệu chứng xuất hiện cùng lúc. Những triệu chứng thường thấy của Hội chứng là đau hoặc có cảm giác khó chịu vùng bụng thường được gọi là chứng vọp bẻ, ngoài ra còn xuất hiện các bệnh như ỉa chảy, táo bón hoặc cả hai bệnh đồng thời. Trước đây, IBS cũng thường được biết đến với những cái tên viêm ruột kết, viêm đại tràng niêm mạc, đại tràng co thắt, đại tràng thần kinh, và ruột co cứng. Cái tên được thay đổi nhằm phản ánh sự hiểu biết về chứng rối loạn này là do các yếu tố về thể chất lẫn tinh thần gây nên chứ không đơn thuần là do con người tưởng tưởng ra.
     Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh khi trẻ đạt đến một độ tuổi có khả năng tái phát bệnh và trẻ có biểu hiện đau hay khó chịu ở vùng bụng một lần một tuần kéo dài tối thiểu trong 2 tháng và trong điều kiện trẻ không hề bị bất cứ một bệnh tật hay một chấn thương nào gây ra cảm giác đau đớn. Cảm giác đau đớn và khó chịu do Hội chứng này mang lại có thể làm thay đổi tần suất đại tiện hay mức độ đặc dính của phân hay có khả năng giảm quá trình tống phân ở ruột.
Hội chứng Ruột kích thích thường gặp ở trẻ nhỏ ra sao? 
     Có rất ít các thông tin liên quan đến số lượng trẻ bị mắc Hội chứng Ruột kích thích. Những nghiên cứu cũ lại chỉ ra tỉ lệ tái mắc bệnh đau bụng thường thấy ở trẻ nhỏ là từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại không phân biệt được đau bụng chức năng, chứng khó tiêu với chứng đau nửa bụng. Một nghiêm cứu về trẻ em tại Bắc Mỹ lại cho thấy có khoảng 14% học sinh trung học phổ thông và 6% trẻ ở lứa tuổi trung học cơ sở xuát hiện Hội chứng Ruột kích thích. Nghiên cứu này cũng chỉ ra khả năng mắc bệnh ở các em nam và các em gái là ngang nhau.
Đâu là triệu chứng Ruột kích thích ở trẻ nhỏ?
Những triệu chứng của Ruột kích thích bao gồm cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng cùng sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt ở vùng ruột. Để nắm rõ định nghĩa của Hội chứng thì bên cạnh cảm giác đau đớn hay khó chịu người bệnh còn xuất hiện hai trong ba triệu chứng sau đây:
        •  Hiện tượng tống phân xảy ra thường xuyên hoặc ít thường xuyên hơn so với bình thường
        •  Phân có biểu hiện lỏng hoặc cứng hơn bên cạnh đó sẽ lổn nhổn hơn so với bình thường.
        •  Quá trình vận động ruột được cải thiện ít nhiều
Những triệu chứng khác của IBS bao gồm:
        •  Tiêu chảy tình trạng đại tiện ra phân có dạng lỏng hơn từ ba lần trở lên và luôn có cảm giác muốn đại tiện khẩn cấp
        •  Táo bón, biểu hiện là phân khô cứng; đại tiện hai lần hoặc thậm chí là rất ít trong tuần hay trẻ có biểu hiện đi tiểu khó khăn.
        •  Có cảm giác đại tiện chưa hết
        •  Cơ thể thải ra chất nhầy là một loại chất lỏng trong suốt bao quanh đường ruột và bảo vệ các mô trong đường tiêu hóa tạo ra
        •  Đầy hơi vùng bụng
     Những dấu hiệu này có thể xảy ra sau bữa ăn. Để nắm bắt kỹ hơn các khái niệm về Hội chứng kích thích ruột, nhưng triệu chứng phải xuất hiện tối thiểu là một tuần một lần trong thời gian ít nhất là 2 tháng.
Nguyên nhân gây ra Hội chứng kích thích ruột ở trẻ là gì?
     Người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chứng này. Các chuyên gia cho rằng những rối loạn về thể trạng và tinh thần có thể gây ra IBS. Sau đây là những nguyên nhân tiềm tàng gây ra Hội chứng kích thích ruột ở trẻ:
        •    Rối loạn tín hiệu não bộ và gut. Những tín hiệu truyền từ não bộ và thần kinh vùng ruột non và ruột già cũng được gọi là các gut kiểm soát cách thức hoạt động của tuyến ruột. Rối loạn tín hiệu giữa các gut và não bộ có thể biểu hiện thành các triệu chứng của Hội chứng kích thích ruột, chẳng hạn như thay đổi trong thói quen đại tiện và có cảm giác đau hay khó chịu.’
        •    Rối loạn dây thần kinh vận động tiêu hóa. Quá trình vận động tiêu hóa bình thường của trẻ không do ruột kết của trẻ mắc bệnh đam nhiệm. Việc vận động tiêu hóa chậm có thể dẫn đến táo bón và quá trình vận động diễn ra quá nhanh lại có thể dẫn đến tiêu chảy. Cơn đau đột ngột do sự co thắt cơ quá mạnh xuất hiện rồi sau đó lại biến mất có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Một số trẻ mắc phải Hội chứng này có thể xuất hiện tình trạng mẫn cảm do các cơn co thắt quá mức tăng cao ở vùng ruột khi phản ứng lại trước các căng thẳng hoặc trong khi ăn uống.
        •    Nhạy cảm đối với một số loại dược phẩm. Trẻ bị Hội chứng kích thích ruột có độ nhạy cảm ở vùng bụng cao hơn những trẻ không mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh còn có những vận động và tạo ra những âm thanh co bóp đại tràng khác biệt so với bình thường xuất hiện sau khi ăn.
        •    Rối loạn sức khỏe tinh thần. Hội chứng kích thích ruột có mối liên hệ với tình trạng sức khỏe tinh thần hoặc các vấn đề về tâm lý chẳng hạn như trẻ có biểu hiện lo âu và trầm cảm.
        •    Viêm dạ dày – ruột do vi khuẩn. Một số trẻ bị viêm dạ dày – ruột do vi khuẩn, đây là một loại nhiễm trùng hoặc kích thích ở vùng ruột và dạ dày do các vi khuẩn phát triển trong quá trình nhiễm phải Hội chứng này. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan giữa bệnh viêm dạ dày – ruột ở người lớn nhưng lại chưa phát hiện ra những biểu hiện tương tự ở trẻ em. Song các nhà nghiên cứu lại tin rằng những biểu hiện hậu nhiễm khuẩn của Hội chứng đã từng xuất hiện ở trẻ em. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân hình thành mối tương quan dạng này được tìm thấy ở một nhóm người này nhưng lại không phát hiện trường hợp tương tự ở nhóm khác.
        •    Tình trạng xâm lấn quá mức do các vi khuẩn thường trú tại đường ruột (SIBO). Thông thường, trong đường ruột sẽ có một số vi khuẩn cư ngụ trong đó. SIBO là hiện tượng gia tăng các con vi khuẩn hay sự thay đổi về chủng loại vi khuẩn cư ngụ trong ruột non. Những con vi khuẩn này sẽ sản sinh ra rất nhiều các loại khi dư thừa trong cơ thể và có khả năng gây ra bệnh tiêu chảy và người bệnh có thể bị sụt cân. Một số nhà nghiên cứu tin rằng SIBO có thể là nguyên nhân gây ra Hội chứng kích thích ruột, bên cạnh đó lại có những nghiên cứu cho rằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể có hiệu quả trong quá trình chữa trị Hội chứng Kích thích ruột. Tuy nhiên, những lập luận đưa ra lại chưa có tính thuyết phục triệt để và người ta vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa làm cơ sở để xác định mối tương quan giữa SIBO với IBS.
        •    Yếu tố di truyền. Dù trên thực tế IBS có do di truyền, tức là được truyền từ các thành viên trong gia đình hay không thì người ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn được. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trong gia đình của một người có tiền sử mắc Hội chứng kích thích ruột thì người đó có khả năng mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, yếu tố môi trường cùng với khả năng nhận thức cao về các hội chứng tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây ra Hội chứng này.
Việc chẩn đoán Hội chứng Kích thích Ruột ở trẻ nhỏ được tiến hành ra sao?
     Để chẩn đoán IBS, các nhân viên y tế sẽ tiến hành các cuộc xét nghiệm thể trạng và điều tra kỹ càng về tiền sử mắc bệnh. Việc điều tra sẽ được tiến hành thông qua việc đặt ra những câu hỏi có liên quan đến các triệu chứng của trẻ, trong gia đình có ai bị rối loạn đường tiêu hóa hay không, mới đây trẻ có bị nhiễm trùng hay không, các loại thuốc hay những sự kiện gây căng thẳng là nguyên nhân bùng phát của bệnh. Việc chẩn đoán Hội chứng Kích thích Ruột sẽ được tiến hành khi quá trình xét nghiệm thể trạng không cho thấy bất cứ triệu chứng gây bệnh nào của trẻ và ở trẻ sẽ xuất hiện tất cả những yếu tố sau đây:
        •  Trẻ biểu hiện những triệu chứng tối thiểu là một tuần một lần trong thời gian ngắn nhất là 2 tháng.
        •  Biểu hiện bệnh ngày một phát triển theo tiến trình của bệnh
        •  Trẻ không có bất kỳ một dấu hiệu biểu hiện một triệu chứng nào khác nữa.
        •  Các nhân viên y tế sẽ không tiến hành thêm bất cứ các xét nghiệm nào nữa mặc dù có thể họ vẫn sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xem trẻ có xuất hiện các vấn đề nào nữa hay không. Khi đó có thể trẻ sẽ phải tiến hành thêm một số chẩn đoán khác.
Việc điều trị IBS ở trẻ sẽ được tiến hành ra sao?
     Mặc dù hiện nay không có bất cứ phương pháp chữa trị cụ thể nào cho Hội chứng Kích thích Ruột song chúng ta có thể chữa trị các triệu chứng biểu hiện bệnh bằng cách tuân theo những hướng dẫn sau đây:
        •  Thay đổi chế độ, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng
        •  Thuốc
        •  Probiotics
        •  Liệu pháp tâm lý.
Chế độ, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng
     Nếu ăn một bữa có quá nhiều đồ ăn, trẻ có thể bị vọp bẻ và tiêu chảy, do đó biện pháp tốt nhất để chữa trị các triệu chứng biểu hiện bệnh là người bệnh nên ăn ít đi hoặc ăn khẩu phần ít hơn so với trước. Hãy ăn những thực phẩm ít béo và giàu carbohydrate trong bữa ăn, chẳng hạn như mỳ Ý, cơm, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.
     Một số nhóm thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng biểu hiện IBS ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như
        •  Những thực phẩm giàu chất béo
        •  Các sản phẩm làm từ sữa
        •  Các thức uống có chứa caffeine
        •  Các thức uống có chứa một lượng lớn những chất tạo ngọt nhân tạo thay đường
        •  Những thực phẩm có thể khiến người ăn tạo ra khí dư thừa
    Trẻ bị Hội chứng Kích thích Ruột có thể cần đến việc hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm loại này. Hãy ghi lại tên các thực phẩm đã tiêu thụ để nhanh chóng phát hiện ra các loại thực phẩm có thể gây ra triệu chứng biểu hiện bệnh để thuyên giảm hoặc kiêng ăn kịp thời.
     Chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể làm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ bị Hội chứng Kích thích Ruột nhưng lại không thể thuyên giảm việc đau đớn cho trẻ. Các chất xơ có thể làm cho phân mềm hơn khi đi qua đại tràng. Học viện Dinh dưỡng đưa ra lời khuyến cáo trẻ em nên tiêu thụ chất xơ theo một lượng là “5 tuổi trở lên” hàng ngày. Ví dụ, với trẻ 7 tuổi thì lượng chất xơ nên là “7+5” hoặc 12g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có thể tạo ra khi dư thừa và khởi phát những triệu chứng biểu hiện của IBS đối với một số trẻ. Hãy tăng lượng chất xơ tiêu thụ lên khoảng 2 đến 3g mỗi ngày nhằm làm giảm khả năng trung tiện và đầy bụng.
Thuốc
     Các nhân viên y tế sẽ kê đơn thuốc dựa trên triệu chứng biểu hiện của trẻ. Người giám hộ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc trừ phi có yêu cầu từ phía các nhân viên y tế.
        •  Các thực phẩm bổ sung có chứa chất xơ. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các thực phẩm bổ sung để hạn chế quá trình táo bón trong trường hợp trẻ không thể hấp thụ được chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
        •  Thuốc nhuận tràng. Trẻ cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để điều trị căn bệnh táo bón. Các loại thuốc khác nhau lại cho cách điều trị khác nhau, khi đó, các nhân viên y tế sẽ đưa ra thông tin chi tiết về những nhóm thuốc phù hợp nhất với tình trạng của trẻ. Những người giám hộ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc ngoại trừ trường hợp các nhân viên y tế đưa ra yêu cầu.
        •  Thuốc điều trị tiêu chảy. Thuốc loperamide có thể hạn chế bệnh tiêu chảy mở trẻ bị Hội chứng kích thích ruột, mặc dù loại thuốc này không có tác dụng giảm đau, hạn chế đầy hơi và những biểu hiện bệnh khác. Loperamide làm giảm tần suất đại tiện và giúp phân ra được rắn hơn thông qua quá trình di chuyển chậm hơn của phân qua đại tràng. Những loại thuốc điều trị tiêu chảy cho người trưởng thành có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong trường hợp được các nhân viên y tế yêu cầu.
        •  Chống co thắt. Các loại thuốc chống co thắt, chẳng hạn như hyoscine, cimetropium, and pinaverium giúp kiểm soát các cơn co thắt đại tràng và làm giảm nguy cơ đau bụng.
        •  Thuốc chống trầm cảm. Sử dụng thuốc chống trầm cảm Tricyclic và các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc ở liều thấp có thể làm giảm các triệu chứng biểu hiện của IBS bao gồm cả các cơn đau bụng. Những loại thuốc này có thể làm giảm cảm giác đau đớn, cải thiện tình trạng mất ngủ và tình trạng tinh thần, bên cạnh đó còn có thể điều tiết các hoạt động của đường tiêu hóa.
Probiotics
     Probiotics là những vi sinh vật sống, thường là các con vi khuẩn cũng tương tự như các vi sinh vật thường thấy trong đường ruột. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần Probiotics có những thành phần, đặc biệt là lợi khuẩn Bifido cùng một số nhóm kháng sinh cụ thể có thể cải thiện triệu chứng biểu hiện Hội chứng Kích thích Ruột khi người bệnh uống vào một lượng lớn thuốc. Song, người ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh cho những nhận định trên. Chúng ta có thể tìm thấy kháng sinh trong các thành phẩm bổ sung chẳng hạn như trong các loại viên nang, viên nén và các thành phẩm có dạng bột và thực phẩm chẳng hạn như sữa chua. Các nhân viên y tế sẽ cung cấp cá thông tin về loại cũng như liều lượng khắng sinh cần dùng giúp cải thiện các triệu chứng biểu hiện của IBS.
Liệu pháp tâm lý
     Những liệu pháp sau đây có thể giúp cải thiện các triệu chứng biểu hiện Hội chứng Kích thích Ruột do các vấn đề về tinh thần:
        •   Điều trị thông qua trò chuyện. Phương pháp này có thể giúp giảm căng thẳng và thay đổi biểu hiện bệnh. Có hai phương án điều trị thông qua trò chuyện thông thường đó là phương pháp nhận diện hành vi và phương pháp tâm động học hay còn gọi là liệu pháp trò chuyện nhiều người. Phương pháp nhận diện hành vi tập trung vào những suy nghĩ và hành động của trẻ. Phương pháp tâm động học lại tập trung vào những cảm xúc có thể tác động lên biểu hiện bệnh. Những liệu pháp dạng này thường bao gồm trong đó các kỹ thuật giúp thư giãn và kiểm soát những cơn căng thẳng.
        •  Thôi miên. Đối với phương pháp này, các chuyên gia trị liệu sẽ thôi miên để trẻ rơi vào trạng thái gần như hôn mê. Loại điều trị này có thể giúp trẻ thả lỏng các cơ ở vùng đại tràng.

Nutimed dịch và hiệu chỉnh từ The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, USA
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot