HẠ ĐƯỜNG HUYẾT (HYPOGLYCEMIA)

Ngày 14/10/2019

 

  1. Hạ đường huyết là gì?

Hypoglycemia, hay còn biết đến là hạ đường huyết hoặc đường huyết thấp xảy ra khi lượng đường (glucozo) trong máu bị giảm dưới mức bình thường. Đối với nhiều người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có nghĩa là mức đường 70 mg/dL. Chỉ số có thể khác nhau giữa nhiều người, do đó hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về mức độ đường huyết được coi là thấp của chính bản thân bạn.

  1. Những dấu hiệu của hạ đường huyết như thế nào?

Những dấu hiệu của hạ đường huyết có thể xuất hiện đột ngột và khác nhau giữa các bệnh nhân. Bạn có thể xuất hiện một vài triệu chứng từ nhẹ đến trung bình được liệt kê trong bảng dưới đây. Và đôi khi, chính bản thân người bệnh cũng không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu nào.

Hạ đường huyết trầm trọng hơn khi lượng đường huyết giảm quá thấp mà bản thân bạn không thể tự kiểm soát, phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Hạ đường huyết trầm trọng rất nguy hiểm và cần phải được điều trị ngay lập tức. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc đái tháo đường tuýp 1.

Những dấu hiệu của hạ đường huyết

Mức độ nhẹ đến trung bình

Trầm trọng

  • Run rẩy hoặc bồn chồn
  • Đổ mồ hôi
  • Đói
  • Nhức đầu
  • Tàm nhìn bị mờ
  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  • Chóng mặt hay cảm thấy lâng lâng
  • Lẫn lộn hoặc mất phương hướng
  • Nhợt nhạt
  • Cảm xúc không ổn định
  • Kích động hoặc lo lắng
  • Tranh cãi hoặc dễ bị kích động
  • Thay đổi hành vi hay tâm lý
  • Khó tập trung
  • Ốm yếu
  • Tim đập nhanh và không đều
  • Mất khả năng ăn uống
  • Động kinh hoặc co giật
  • Bất tỉnh
     

Một vài dấu hiệu của hạ đường huyết trong lúc ngủ bao gồm:

  • Khóc lóc hoặc gặp ác mộng
  • Đổ nhiều mồ hôi khiến quần áo ngủ hay ga trải giường bị ẩm ướt
  • Cảm giác mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc mất phương hướng sau khi tỉnh dậy
  1. Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường?

Hạ đường huyết có thể là triệu chứng phụ của hóc môn tuyến tụy hay thuốc chữa tiểu đường giúp cơ thể tạo ra hóc môn tuyến tụy. 2 loại thuốc uống chữa tiểu đường có thể gây hạ đường huyết: sulfonylureas and meglitinides. Hãy đến bác sỹ ngay nếu thuốc tiểu đường khiến bạn bị hạ đường huyết.

Mặc dù nhiều loại thuốc tiểu đường không tự gây hạ đường huyết, tuy nhiên nó làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nếu bạn kết hợp sử dụng hóc môn tuyến tụy, sulfonylurea hay meglitinide.

Nếu sử dụng hóc môn tuyến tụy hay một số thuốc tiểu đường, bạn có thể bị hạ đường huyết

  1. Một số yếu tố khác cũng gây hạ đường huyết ở người tiểu đường?

Nếu bạn sử dụng hóc môn tuyến tụy hay thuốc chữa tiểu đường khiến cơ thể tăng sản sinh hóc môn tuyến tụy mà không cân bằng thuốc với chế độ dinh dưỡng, tập luyện, bạn có thể bị hạ đường huyết. Những yếu tố sau có thể khiến hạ đường huyết dễ xảy ra hơn:

Không cung cấp đủ carbohydrate

Khi bạn ăn thức ăn chứa carbonhydrate, hệ tiêu hóa phá vỡ đường và tinh bột để tạo thành glucozo. Glucozo sau đó di chuyển vào máu và làm tăng lượng đường trong máu. Nếu không ăn đủ carbohydrate để phù hợp với lượng thuốc, lượng glucozo trong máu sẽ giảm nhanh chóng.

Bỏ bữa hoặc trì hoãn việc ăn uống

Nếu bạn bỏ bữa hoặc trì hoãn việc ăn uống, lượng đường huyết cũng giảm. Hạ đường huyết có thể xảy ra ngay cả khi bạn ngủ mà không ăn một vài tiếng trước đó.

Tăng cường hoạt động thể lực

Việc tăng cường hoạt động thể lực vượt quá ngưỡng hoạt động thông thường có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn lên đến 24 giờ sau khi hoạt động diễn ra.

Uống quá nhiều rượu mà không ăn

Rượu khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, đặc biệt nếu bạn chưa ăn trước đó. Ảnh hưởng của rượu có thể khiến bạn không nhận ra những triệu chứng của hạ đường huyết, điều đó dẫn đến hạ đường huyết càng trầm trọng hơn rất nhiều.

Bị ốm

Khi bạn ốm, cơ thể không có khả năng ăn nhiều hoặc khó tiêu hóa thức ăn dẫn đến lượng glucozo trong máu giảm.

  1. Làm sao người mắc tiểu đường có thể ngăn ngừa việc hạ đường huyết?

Nếu bạn đang sử dụng hóc môn tuyến tụy, sulfonylurea hay meglitinide, lập ra kế hoạch sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn cần điều chỉnh lượng thuốc để ngăn ngừa hạ đường huyết. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn:

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu

Nắm bắt được nồng độ đường trong máu có thể giúp bạn quyết định lượng thuốc sử dụng, thực phẩm bạn ăn hay những hoạt động thể chất cần thiết. Để biết được lượng đường trong máu có thể sử dụng máy đo đường huyết theo tần suất bác sỹ khuyến cáo.

Hạ đường huyết không triệu chứng. Đôi khi người bệnh tiểu đường không cảm nhận hoặc nhận ra những triệu chứng của hạ đường huyết. nếu bạn đã từng bị hạ đường huyết mag không xuất hiện triệu chứng, bạn có thể cần kiểm tra lượng glucozo thường xuyên hơn để biết được khi nào cần chữa trị hoặc có những biện pháp ngăn ngừa nó. Hãy luôn nhớ kiểm tra đường huyết trước khi lái xe.  

Nếu bạn bị hạ đường huyết không triệu chứng hay thường xuyên bị hạ đường huyết, hãy hỏi bác sỹ về hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (continuous glucose monitor - CGM). Hệ thống giúp theo dõi lượng đường trong máu liên tục cả ngày và đêm. Máy cảnh báo nếu lượng đường huyết đang giảm nhanh và kêu lên khi mức đường huyết quá thấp. CGM cảnh báo giúp bạn tỉnh giấc nếu bạn đang bị hạ đường huyết trong lúc ngủ.

Ăn các bữa và đồ ăn nhẹ thường xuyên

Kế hoạch ăn uống của bạn chính là điểm mấu chốt giúp ngăn ngừa hạ đường huyết. Ăn các bữa và đồ ăn nhẹ thường xuyên với lượng carbonhydrate hợp lý giúp duy trì lượng đường huyết không bị giảm. Bên cạnh đó, nếu bạn uống đồ uống có cồn, cần ăn thức ăn cùng lúc.

Hoạt động thể lực hợp lý

Hoạt động thể chất có thể khiến lượng đường trong máu giảm trong suốt quá trình hoạt động và ngay cả sau 24 giờ. Để ngăn ngừa đường huyết giảm, bạn có thể cần kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi hoạt động và điều chỉnh hợp lý thuốc cũng như lượng carbonhydrate cung cấp cho cơ thể. Ví dụ, bạn có thể ăn nhẹ trước khi hoạt động hoặc giảm liều hóc môn tuyến tụy như bác sỹ khuyến cáo để giữ lượng đường huyết ổn định không bị hạ.

Tham khảo ý kiến bác sỹ

Hãy thông báo với bác sỹ nếu bạn bị hạ đường huyết. Họ có thể điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường hay một số yếu tố trong kế hoạch điều trị bệnh. Học cách cân bằng việc sử dụng thuốc với chế độ ăn uống, tập luyện để ngăn ngừa đường huyết giảm. Hỏi bác sỹ nếu bạn luôn cần mang theo một bộ dụng cụ khẩn cấp bên mình.

Bạn có thể ngăn ngừa việc hạ đường huyết bằng cách tham khảo ý kiến bác sỹ

  1. Làm sao để chữa trị hạ đường huyết?

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy 1 hay 1 vài dấu hiệu của hạ đường huyết, hãy kiểm tra ngay. Nếu lượng đường huyết giảm dưới mức bình thường của bạn hay nhỏ hơn 70, hãy ăn hoặc uống 15g carbonhydrate ngay lập tức. Chẳng hạn như:  

  • 4 liều glucozo hoặc 1 tuýp gel uống glucozo.
  • 1/2 chén nước trái cây—chứa kalo và lượng đường giảm bớt
  • 1/2 lon soda— chứa kalo và lượng đường giảm bớt
  • 1 thìa café đường, mật ong hay siro ngô
  • 2 thìa café nho khô

Chờ 15 phút và kiểm trai lại lượng đường trong máu. Nếu vẫn thấp, hãy ăn hoặc uống 15g glucozo hoặc carbonhydrate khác. Kiểm tra lượng đường máu sau 15 phút. Thực hiện các bước cho đến khi lượng đường huyết trở về mức bình thường.

Nếu bữa ăn tiếp theo là sau hơn 1 tiếng, hãy ăn đồ ăn nhẹ để duy trì mức đường huyết. Có thể ăn bánh quy hoặc 1 miếng trái cây.

*Người có vấn đề về thận không nên uống nước cam chứa 15g carbohydrate bởi vì nó chứa rất nhiều kali. Nước táo, nho hoặc nước việt quất là những lựa chọn tốt hơn.

Nếu lượng đường máu giảm dưới mức thông thường, uống ngay 15g glucozo hoặc carbohydrate.

Điều trị hạ đường huyết nếu bạn dùng acarbose hoặc miglitol

Nếu bạn sử dụngg acarbose hoặc miglitol cùng với thuốc tiểu đường có thể gây hạ đường huyết, bạn cần phải uống viên glucose hoặc sử dụng glucose dạng gel uống/thạch nếu mức đường trong máu của bạn quá thấp. Ăn hoặc uống các loại carbohydrate khác sẽ không khiến lượng đường trong máu của bạn ổn định lại nhanh chóng.

  1. Làm thế nào nếu bị hạ đường huyết trầm trọng và không thể tự điều trị được?

Người khác sẽ cần phải tiêm glucagon nếu bạn bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Tiêm glucagon sẽ nhanh chóng làm tăng lại mức đường huyết. Hỏi bác sỹ về thời gian và cách sử dụng bộ dụng cụ khẩn cấp glucagon. Nếu sử dụng bộ dụng cụ khẩn cấp, hãy kiểm tra ngày sản xuất trên bao bì để tránh hết hạn.

Nếu bạn có khả năng bị hạ đường huyết nghiêm trọng, hãy hướng dẫn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn khi nào và làm cách nào để tiêm glucagon giúp bạn. Đồng thời, hãy nói cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn gọi cấp cứu ngay sau khi tiêm glucagon hoặc nếu không có bộ dụng cụ khẩn cấp glucagon.

Nếu bạn bị hạ đường huyết thường xuyên hoặc bị hạ đường huyết nghiêm trọng, bạn nên đeo vòng tay hoặc mặt dây chuyền cảnh báo y tế. Nó sẽ giúp người khác biết bạn bị tiểu đường và cần được hỗ trợ ngay. Xử trí nhanh chóng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng mà hạ đường huyết có thể gây ra.

Nguồn: tieuduong365.vn dịch từ tài liệu về Viện nghiên cứu quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận - Mỹ

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot