Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi (Phần 2)

Ngày 07/09/2017

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi (Phần 2)

Nuôi dưỡng hỗn hợp (sữa mẹ + sữa ngoài)
Do các nguyên nhân khiến sữa mẹ không đủ hoặc mẹ không thể cho bé bú sữa đúng giờ, cần cho bé ăn thêm các loại sữa khác. Phương pháp này gọi là nuôi dưỡng hỗn hợp, điều này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ khi sữa mẹ không đủ.
Nuôi dưỡng hỗn hợp như thế nào?
Phương pháp nuôi dưỡng hỗn hợp thường có:
1.  Phương pháp bổ sung: Tức là sau khi cho trẻ bú sữa mẹ thì tiếp tục cho ăn thêm sữa bổ sung hoặc sữa thay thế. Như thế mỗi lần đều có thể bú sạch sữa, có lợi cho việc tiết sữa, tránh việc sữa mẹ càng ngày càng ít.
2.  Phương pháp thay thế: Nếu sữa mẹ đủ nhưng vì nguyên nhân nào đó không thể cho bú đúng thời gian, có thể dung sữa bổ sung hoặc sữa thay thế để thay cho một lần hoặc vài lần bú. Tốt nhất vẫn nên cho trẻ bú đúng thời gian để đảm bảo lượng sữa tiết ra.
Nuôi bộ (Nuôi sữa công thức)
Vì các nguyên nhân mà mẹ không thể cho con bú, việc dung sữa động vật như sữa bò, sữa dê, sữa đậu hoặc sữa thay thế khác được gọi là nuôi dưỡng nhân tạo (dân gian gọi là nuôi bộ).
Phương pháp này tuy dinh dưỡng không cao, tốn kém kinh tế và không tiện lợi bằng sữa mẹ nhưng có thể khắc phục bằng cách chọn loại sữa thay thế có chất lượng dinh dưỡng cao, phối hợp thích hợp, chú ý vệ sinh dụng cụ thì cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để trẻ sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu dung các sản phẩm thay thế chất lượng thấp, phối hợp không thỏa đang, không chú ý vệ sinh đồ dung đựng sữa thì rất dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa.
 Chọn sữa thay thế như thế nào?
Khi dung sữa ngoài thay thế sữa mẹ, nhất định cần chú ý:
Phải chọn loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ nhất để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần… và công thức các loại sữa này ngoài các thành phần thong thường (đạm, đường, chất béo và các vitamin, khoáng chất thiết yếu) còn cần có một số dưỡng chất bổ sugn đặt biệt như choline, DHA, ARA, beta-glucan, prebeotic…Đồng thời các dưỡng chất này phải tuân thủ các khuyến cáo về hàm lượng bổ sung với tỉ lệ phù hợp.
Nên chọn các loại sữa đã được chứng nhận khoa học, kiểm chứng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng nhi khoa uy tín như JECFA (Ủy ban chuyên gia khoa học quốc tế do FAO – Tổ chức nông lương liên hiệp quốc và WHO – Tổ chức Y tế thế giới phối hợp điều hành), CODEX (Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế),  EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu).
Chọn các loại sữa công thức được sản xuất trên các quy trình hiện đại, nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo chất lượng sữa theo tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm: GMP, ISO, ICE.
Yếu tố cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng: Phải lựa chọn loại sữa có hương vị mà con thích uống, và mẹ thấy con hấp thụ tốt dinh dưỡng từ sữa (lên cân, tăng chiều cao đều đặn, sức khỏe tốt, ngủ ngon).
Một số lưu ý khi nuôi con hỗn hợp và nuôi bộ
      -   Đảm bảo vệ sinh khi pha sữa
      -   Không nên tích sữa trong phích (pha 1 lần dùng nhiều lần)
      -   Không nên thêm nước cơm vào sữa
      -   Cần khử trùng dụng cụ pha chế sữa
Nguồn: Trích nuôi dưỡng trẻ ABC

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot