Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường.

Ngày 12/09/2017

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. 

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Loại thực phẩm:

   Chúng ta cần phải ăn uống một cách cân đối để duy trì sức khỏe. Bảng sau sẽ cho chúng ta biết tên các nhóm chất có trong thực phẩm và ảnh hưởng của chúng lên đường huyết như thế nào.
        

 

TÊN NHÓM

 

ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT

 

LƯỢNG DÙNG KHUYẾN CÁO

Tinh bột

  • Ví dụ: gạo, nếp,khoai, bún, phở, bánh mỳ…

lua-mach_nutimed

 

  • Là nguồn năng lượng chính của cơ thể.

  • Ảnh hưởng đến đường huyết theo nhiều cách khác nhau tùy loại.

 

 

  • Khoảng 2/5 lượng thức ăn trong mỗi bữa.

Đường có 3 loại:

  • Đường đơn (trái cây, rau…)

  • Đường đôi (sữa, mầm lúa mạch…)

  • Đường đa (bột nguyên cám, gạo lứt, nếp lứt…)


duong_nutimed_02

 

  • Đường đa hấp thu chậm giúp cho đường huyết không tăng đột ngột

 

  • Dùng hạn chế và dùng sau khi ăn các thức ăn khác để giảm ảnh hưởng đến đường huyết

 

Chất đạm (Protein)

  • Ví dụ: thịt, cá, trứng, đậu đỗ…

dam_nutimed

 

  • Ít ảnh hưởng đến đường huyết. Đậu đỗ có ảnh hưởng chậm đối với đường huyết

 

 

  • 1/5 lượng thức ăn trong mỗi bữa.

Chất béo

Ví dụ: mỡ, bơ, margarine, dầu ăn…

dau_nutimed

 

  • Ít ảnh hưởng đến đường huyết. Chất béo không bão hòa (dầu ăn) ít có hại đến tim mạch như chất béo bão hòa (mỡ,bơ). Ăn nhiều chất béo dễ bị thừa cân và bệnh tim mạch.

 

  • Nữ: 75g/ ngày

  • Nam: 95g/ ngày.

  • Nên chọn chất béo không bão hòa đơn (MUFA)

 

Sữa

  • Ví dụ: sữa tươi, sữa chua, sữa dành cho người bị đái tháo đường…


sua_nutimed

 

  • Sữa có chứa carbohydrate đa nên có ảnh hưởng chậm đến đường huyết.

 

  • Lý tưởng là 0,5 lít sữa không đường hoặc sữa chua mỗi ngày.

Chất xơ

  • Ví dụ: rau củ quả.

trai-cay2_nutimed

 

  • Rau quả không chỉ cung cấp chất xơ mà còn cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng quan trọng. Một số loại chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, do đó ngăn đường huyết tăng quá nhanh

 

  • Khoảng 2/5 lượng thức ăn trong mỗi bữa.


2. Ăn uống lành mạnh
         •  Là biện pháp mấu chốt giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường. 
         •  Không chỉ để tránh phải dùng thuốc điều trị đái tháo đường, mà còn giúp bạn tránh nguy cơ bị các bệnh tim mạch
         •  Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giúp tuyến tụy giảm gánh nặng để tập trung sản xuất insulin cho cơ thể.
         •  Giúp bệnh chậm phát triển và bạn dễ kiểm soát đường huyết của mình hơn.
Nguyên tắc ăn uống lành mạnh đối với người bệnh đái tháo đường típ 2:
Tinh bột:
         •  Chọn thực phẩm chứa nhiều tinh bột (như cơm, bánh mỳ, mỳ, bún, hủ tíu, phở, bánh ngũ cốc...) vì chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa, và như vậy đường huyết sẽ không tăng nhanh.
Đường:
         •  Những loại đồ ngọt như bánh kẹo và nước ngọt không được khuyến cáo dùng trong bữa ăn hàng ngày đối với mọi người, tuy nhiên thỉnh thoảng dùng một ít cũng không có ảnh hưởng nhiều đến đường huyết. Khi bị hạ đường huyết, bạn sẽ cần đến các thức ăn ngọt để làm tăng đường huyết trở lại.
Chất đạm ít béo:
         •  Như sữa gầy, sữa chua và phô mai ít béo, các loại đậu đỗ...sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
         •  Ăn cá nhiều dầu (như cá thu, cá hồi) mỗi tuần 2 lần giúp bảo vệ quả tim của bạn. Khi ăn thịt, hãy chọn thịt trắng (cá, gà) vì chúng ít béo hơn thịt đỏ (heo, bò), hoặc nếu ăn thịt đỏ thì chỉ chọn phần nạc.
         •  Ăn nhiều rau củ quả để hấp thu đủ vitamin A, C, E, beta- carotene, selen và nhiều hoạt chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa.
3. Phân bổ bữa ăn như thế nào?
         •  Nhu cầu năng lượng hàng ngày: 30-35 kcal/kg/ngày.
         •  Để tránh tình trạng đường huyết không ổn định (tăng sau bữa ăn và hạ lúc đói), nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa, trong đó có 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và từ 1-3 bữa phụ.


Nestlè

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot