Chứng trào ngược dạ dày thực quản (GER) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Ngày 12/09/2017
Chứng trào ngược dạ dày thực quản (GER) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (GER)VÀ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (GERD) Ở TRẺ NHỎ VÀ THANH THIẾU NIÊN
Chứng trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện khi những chất có trong dạ dày chảy ngược trở lại vào thực quản một ống hình thành từ các cơ có nhiệm vụ vận chuyển nước và thức ăn từ miệng xuống đến dạ dày.
Trào ngược dạ dày còn có tên khác là trào ngược axit do các dịch tiêu hóa ở dạ dày có chứa axit. Đôi lúc những người bị chứng trào ngược dạ dày có thể cảm thấy có mùi thức ăn hay dịch axit trào lên ở phía sau miệng. Lượng axit trào ngược lên dạ dày khi lên đến niêm mạc thực quản có thể gây ra cảm giác ợ nóng. Ợ nóng, hay còn được gọi là chứng khó tiêu axit tạo cảm giác không thoải mái và nóng ở vùng ngực giữa, phía sau xương ức hay ở phía trên vùng bụng- vùng nằm giữa ngực và hông.
Chứng trào ngược dạ dày thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 2 đến 19 nhưng không có nghĩa là những đối tượng này sẽ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trên thực tế, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thông qua việc:
• Hạn chế ăn và uống các loại thực phẩm và đồ uống tạo cảm giác ở nóng, chẳng hạn như chocolate, cà phê, bạc hà, đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm làm từ cà chua và các loại đồ uống có cồn.
• Không được ăn quá no
• Không hút thuốc lá
• Giảm cân nếu trẻ bị thừa cân
• Không nên ăn trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng trước khi ngủ
Uống các loại thuốc tự do, không bán theo đơn.
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày là một biểu hiện trầm trọng và kinh niên hơn của chứng trào ngược dạ dày. Chứng trào ngược dạ dày biếu hiện ra bên ngoài trên 2 lân/tuần và kéo dài trong vài tuần có thể trở thành bệnh trào ngược dạ dày kéo dài dẫn đến những biểu hiện bệnh trầm trọng hơn. Nếu người giám hộ có nghi ngờ trẻ em hoặc những thanh thiếu niên có biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày, hãy đưa trẻ đến khảm bác sĩ nhi khoa, những người có chuyên môn trong việc điều trị cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày có thể xảy ra khi các cơ vòng dưới của thực quản – một loại cơ đóng vai trò như một chiếc van thông giữa dạ dày và thực quản trở nên yếu dần và dãn bớt trong khi không thể và từ đây sẽ gây ra hiện tượng dội ngược các dịch trong dạ dày lên thực quản.
Sau đây là những yếu tố khác gây ra bệnh trào ngược dạ dày, đó là:
• Béo phì
• Các loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chữa hen suyễn và các loại thuốc như antihistamin, thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
• Hút thuốc, khả năng này thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên nhiều hơn là ở trẻ nhỏ hoặc hút thuốc thụ động.
Những trẻ có tiền sử phẫu thuật thực quản và những trẻ chậm phát triển nghiêm trọng có khả năng phát triển thành bệnh trào ngược dạ dày. Những bé gái mang thai ở lứa tuổi thanh thiếu niên cũng có khả năng biểu hiện bệnh. Bất cứ trẻ nhỏ hay trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên nào cũng có thể bị bệnh trào ngược dạ dày một số trường hợp mắc bệnh hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên do.
Ảnh minh họa: Bệnh trào ngược dạ dày có thể xảy ra khi các cơ vòng dưới của thực quản – một loại cơ đóng vai trò như một chiếc van thông giữa dạ dày và thực quản trở nên yếu dần và dãn bớt trong khi không thể và từ đây sẽ gây ra hiện tượng dội ngược các dịch trong dạ dày lên thực quản
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là gì?
Đối với những trẻ lớn hơn và với thanh thiếu niên thì nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thường là chứng ợ nóng diễn ra thường xuyên. Hầu hết những trẻ nhỏ mắc bệnh dưới 12 tuổi đều không bị ợ nóng. Những biểu hiện thường gặp khác của bệnh bao gồm:
• Ho khan, dai dẳng
• Thở khò khè
• Hen suyễn hoặc bị viêm phổi tái phát
• Buồn nôn
• Nôn mửa
• Đau cổ họng, khàn tiếng hoặc viêm thanh quản, trong thanh quản xuất hiện các vết sưng và sưng tấy.
• Khó nuốt hoặc khi nuốt có cảm giác đau đớn
• Đau thắt vùng ngực hay vùng phía trên bụng
• Hỏng lớp men răng và hơi thở có mùi
Người giám hộ nên gọi điện ngay cho các bác sĩ nhi khoa trong trường hợp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có các biểu hiện sau đây:
• Nôn rất nhiều hoặc có biểu hiện buồn nôn, móc cổ để nôn trong thời gian dài
• Dịch nôn ra có màu vàng hoặc xanh lá cây giống như bã cà phê và trẻ có thể còn nôn ra máu.
• Khó thở sau khi nôn
• Cảm thấy đau đớn khi ăn
• Nuốt khó hoặc có biểu hiện đau đớn khi nuốt
• Không ăn những món đã bày sẵn dẫn đến sụt cân hoặc nhẹ cân.
• Có biểu hiện của tình trạng mất nước, chẳng hạn như trẻ khóc không ra nước mắt.
Việc chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được tiến hành ra sao?
Các bác sĩ nhi khoa có thể đưa trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị nghi ngờ mắc bệnh trào ngược dạ dày đến các bác sĩ nhi khoa chuyên ngành ruột – dạ dày để tiến hành chẩn đoán và điều trị.
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cùng với việc dùng thuốc thường sẽ là phương pháp điều trị đầu tiên đối với những bệnh nhân bị nghi là mắc bệnh trào ngược dạ dày. Nếu những triệu chứng bệnh có biểu hiện thuyên giảm đối với phương pháp điều trị kiểu này thì sẽ không cần thêm bất cứ một xét nghiệm chẩn đoán nào nữa. Tuy nhiên, để việc chẩn đoán được tiến hành thêm chuẩn xác, trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên không cần phải tiến hành xét nghiệm nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Những trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có khả năng bị khó nuốt trong thời gian mắc bệnh trào ngược dạ dày mới cần phải tiến hành thêm các cuộc xét nghiệm.
Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được tiến hành ra sao?
Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn các bước sau đây tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng biểu hiện:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
• Một số đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể hạn chế những biểu hiện của bệnh bằng cách
• Giảm cân nếu cảm thấy cần thiết
• Mặc những bộ quần áo rộng rãi đặc biệt là ở vùng bụng vì những bộ quần áo bó có thể làm cho vùng bụng quá chật và gia tăng khả năng trào ngược.
• Duy trì tư thế thẳng lưng trong 3 tiếng kể từ sau giờ ăn
• Nâng đầu giường lên khoảng 15 đến 20cm bằng cách giữ vững các cột trụ ở giường cột giường, nếu chỉ dùng thêm gối thì không thực sự có tác dụng
• Không được hút thuốc hay đền gần những người đang hút.
Thuốc
Sử dụng thuốc theo đơn hoặc yêu cầu từ phía các bác sĩ nhi khoa
Về lâu dài, bệnh trào ngược dạ dày sẽ gây ra những biến chứng ra sao đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên?
Nếu không được điều trị thì về lâu về dài, bệnh trào ngược dạ dày có thẻ gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, bao gồm:
• Viêm thực quản, thực quản sưng lên do việc trào ngược axit trong dạ dày có thể gây hại đến niêm mạc và tạo cảm giác đau, viêm loét hoặc chảy máu. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị viêm thực quản kinh niên có thể thay đổi và dần chuyển sang giai đoạn tiền ung thư khi bước sang giai đoạn trưởng thành.
• Xuất hiện những vùng nghẹn tạo cảm giác nuốt khó
• Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hít thở khó khăn
Các bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi trẻ nhỏ và các trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên bị mắc bệnh trào ngược dạ dày để ngăn ngừa và điều trị các biến chứng trên kịp thời.
Chế độ, khẩu phần ăn và dinh dưỡng
Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị bệnh trào ngược dạ dày có thể hạn chế khả năng trào ngược bằng cách hạn chế các đồ ăn và thức uống khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng. Những thay đổi khác trong khẩu phần ăn có thể làm giảm các triệu chứng biểu hiện bệnh bao gồm việc giảm thiểu lượng hấp thụ chất béo và thay vì ăn nhiều bữa nhỏ cùng lúc trẻ có thể ăn ba bữa chính. Những trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị thừa cân có thể trò chuyện cùng các bác sĩ nhi khoa về những thay đổi trong khẩu phần để giúp các em có thể giảm cân và từ đây có thể làm giảm các triệu chứng biểu hiện bệnh.
Nutimed.com dịch và hiệu chỉnh từ The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, USA
Tin tức
- Tin tức (3)
- Kiến thức bệnh học (0)
- Bệnh người lớn (0)
- Tiểu đường (63)
- Tim mạch (3)
- Ung thư (41)
- Thận (2)
- Xương khớp (8)
- Khác (0)
- Trẻ nhỏ (0)
- Suy dinh dưỡng (10)
- Hô hấp (0)
- Tai - mũi - họng (0)
- Chân - tay - miệng (0)
- Khác (0)
- Thực đơn dinh dưỡng (0)
- Người lớn (0)
- Trẻ nhỏ (65)
- Tiêu hóa (2)
- Thừa cân béo phì (8)
- Tăng cường miễn dịch (0)
- Tiêu hóa trẻ em (20)
- Thận trẻ em (2)
- Thực đơn trẻ em (11)
- Thiếu vi chất dinh dưỡng (16)
- Phụ nữ mang thai (13)
- Thận tiết niệu (0)
Địa chỉ cửa hàng
Cửa hàng 1 (T2-Chủ nhật): Số 2, Ngõ 155/37/3 đường Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại đặt hàng
Hotline : 0978 599 777 (8h-20h T2-Chủ nhật)
Hotline :
Hỗ trợ trực tuyến
Skype :
Email : nutimed.ltd.co@gmail.com
Bình luận về sản phẩm