Chuẩn đoán viêm bàng quang ở trẻ em

Ngày 12/06/2018

CHUẨN ĐOÁN VIÊM BÀNG QUANG Ở TRẺ EM

Bác sĩ chẩn đoán đoán viêm bàng quang như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử sức khỏe của trẻ, khám sức khoẻ và xét nghiệm để chẩn đoán viêm bàng quang. Bên cạnh đó, bác sỹ cũng sẽ hỏi về những vấn đề về  sức khoẻ có thể làm cho trẻ dễ viêm bàng quang. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ.

Các xét nghiệm nào bác sỹ dùng để chẩn đoán viêm bàng quang?

Các bác sĩ thường xét nghiệm nước tiểu để giúp chẩn đoán viêm bàng quang. Nuôi cấy nước tiểu thì mất nhiều thời gian tiến hành trong phòng thí nghiệm, nhưng đây là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để kiểm tra đường tiết niệu của con bạn.

 11_01

 

Một ống mẫu đựng nước tiểu sẽ được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán.

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu: một lượng nhỏ nước tiểu của trẻ sẽ được lấy để làm xét nghiệm. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa  tự đi vệ sinh được thì sẽ có một ống nhỏ, mỏng được gọi là một ống thông đặt vào niệu đạo để lấy mẫu nước tiểu. Điều này là cần thiết bởi vì nước tiểu từ tã của em bé, thường bị ô nhiễm hoặc lẫn tạp chất với vi trùng và các chất khác tìm thấy trên da của bé. Nếu nước tiểu bị ô nhiễm, kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác. Bố mẹ có thể giúp trẻ lấy mẫu nước tiểu sạch trong một lọ chứa đặc biệt. Đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên có thể tự lấy nước tiểu.

Bác sĩ sẽ soi mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi để kiểm tra vi khuẩn và bạch cầu mà cơ thể sản sinh ra để chống lại nhiễm trùng. Vi khuẩn cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu của trẻ khỏe mạnh, do đó viêm bàng quang được chẩn đoán dựa trên cả triệu chứng của trẻ và kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Nuôi cấy nước tiểu: bác sĩ phải nuôi cấy nước tiểu để tìm ra loại vi khuẩn nào đang gây viêm. Nhân viên phòng thí nghiệm sẽ giám sát vi khuẩn nhân lên, thường là từ 1 đến 3 ngày, để giúp xác định cách điều trị tốt nhất cho trẻ.

Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu làm các chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân gây viêm hoặc kiểm tra xem thận có tổn thương hay không.

Siêu âm

Siêu âm sử dụng sóng âm đặc biệt để nhìn vào các cấu trúc bên trong cơ thể mà không làm trẻ phơi nhiễm với bức xạ. Trong suốt quá trình siêu âm, trẻ sẽ nằm trên bàn và không có bất kỳ đau đớn nào. Kỹ thuật viên nhẹ nhàng  đầu dò trên bụng và lưng của trẻ. Siêu âm có thể tạo ra hình ảnh về toàn bộ đường niệu mà không cần gây tê.

Siêu âm có thể được yêu cầu nếu trẻ:

  • Dưới 2 tuổi và có viêm bàng quang kèm theo sốt

  • Viêm bàng quang nhiều lần ở mọi lứa tuổi

  • Cao huyết áp, tăng trưởng kém hoặc có tiền sử gia đình về các vấn đề về thận hoặc bàng quang

  • Tình trạng không tốt lên sau khi điều trị

Siêu âm có thể được thực hiện ngay lập tức hoặc vài tuần hoặc vài tháng sau khi bệnh của trẻ đã hết.

 12_01

Siêu âm cho thấy hình ảnh của thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo của trẻ. Xét nghiệm có thể giúp tìm nguyên nhân gây ra viêm bàng quang.

Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi tiểu (VCUG): Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi tiểu sử dụng tia X để kiểm tra xem nước tiểu chảy ra như thế nào. Một ống thông được sử dụng để lấp đầy bàng quang bằng thuốc nhuộm đặc biệt. Sau đó chụp X-quang được thực hiện trước và sau khi đi tiểu tiểu. VCUG có thể cho thấy nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào niệu quản hoặc thận, một tình trạng được gọi là trào ngược bàng quang niệu quản (Vesicoureteral reflux - VUR). Không cần gây tê cho xét nghiệm này, nhưng trẻ có thể được uống một loại thuốc gọi là thuốc an thần.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ như thế nào?

Viêm bàng quang ở trẻ em thường được điều trị bằng kháng sinh.

Thuốc

Việc lựa chọn kháng sinh nào sẽ dựa trên lứa tuổi, tình trạng dị ứng kháng sinh và loại vi khuẩn gây ra viêm. Trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi có thể dùng kháng sinh đường miệng dạng dung dịch hoặc viên nhai.

Trẻ có thể sẽ cần đến bệnh viện để truyền kháng sinh nếu trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi hoặc trẻ bị nôn khi sử dụng kháng sinh đường uống. Trẻ sẽ bắt đầu thấy khá lên sau một đến hai ngày sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng kháng sinh và số ngày khuyến cáo sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc. Bởi vì, tình trạng viêm nhiễm có thể tái phát nếu trẻ dừng uống kháng sinh quá sớm.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào:

  • Mức độ viêm nhiễm

  • Triệu chứng và tình trạng viêm nhiễm hết sớm hay muộn

  • Mức độ tái phát viêm bàng quang

  • Trẻ có vấn đề với trào ngược bảng quang hoặc vấn đề khác liên quan đến đường tiết niệu

Điều trị tại nhà

Trẻ nên uống nhiều nước để giúp đường tiết niệu mau hồi phục. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ lượng nước hoặc dung dịch mà trẻ cần uống mỗi ngày là bao nhiêu. Cũng có thể dán một miếng dán ấm vào lưng của trẻ để giúp giảm đau do viêm thận hoặc viêm bàng quang.

Làm thế nào để giúp trẻ phòng ngừa viêm bàng quang?

Uống nhiều nước có thể giúp tống vi khuẩn khỏi đường niệu. Hãy tư vấn y kiến bác sỹ về lượng nước mà trẻ cần uống và loại nước nào là tốt nhất để phòng ngừa việc tái phát viêm đường tiết niệu.

 13_01

Thực hành thói quen đi vệ sinh và thay tã cho trẻ

Một số trẻ thường tiểu không đủ, trẻ nên đi tiểu thường xuyên và đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu. Vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở và gây nhiễm khuẩn nếu nước tiểu trữ trong bàng quang quá lâu. Người chăm sóc trẻ nên thay tã cho trẻ và vệ sinh bộ phận tiểu. Nên vệ sinh nhẹ ngàng để không gây kích ứng da.

Nên lau bộ phận tiết niệu từ trước ra sau, sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhiễm ngược lại vào bàng quang và đường tiểu.

Tránh táo bón

Tình trạng táo bón có thể gây áp lực lên đường tiết niệu và cản trở dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Mặc quần áo thoáng mát

Nên cho trẻ mặc quần lót làm từ chất liệu cotton và rộng rãi để giữ bộ phận tiết niệu được khô thoáng.

 

Nguồn: Imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot