Chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường

Ngày 12/09/2017

Chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường

Trầm cảm khác với buồn bã ra sao?

Một người có thể bị trầm cảm, nếu trong hơn hai tuần lễ:

         •  Thường luôn cảm thấy buồn, xuống tinh thần hay khổ sở, HAY

         •  Mất vui thú trong hầu hết các hoạt động thường lệ VÀ

         •  Có các triệu chứng thuộc ít nhất ba trong bốn loại sau đây
 

Hành vi

  • Không chịu ra ngoài
  • Không làm xong việc ở sở
  • Ăn mất ngon hoặc ăn uống vô độ
  • Tránh tiếp xúc với gia đình và bè bạn
  • Cần đến rượu và thuốc an thần trợ giúp
  • Ngưng làm những gì mình vẫn thích
  • Không thể tập trung

Các suy nghĩ

  • “Tôi thất bại”
  • “Lỗi tại tôi”
  • “Tôi chẳng gặp được điều gì tốt lành”
  • “Tôi thật vô dụng”
  • “Đời thật không đáng sống”

Các cảm xúc

  • Choáng ngợp
  • Tội lỗi
  • Cáu gắt
  • Không vui
  • Do dự
  • Thất vọng
  • Khổ sở
  • Buồn/ hay khóc

Cơ thể

  • Lúc nào cũng mệt mỏi
  • Đau ốm và kiệt sức
  • Đau đầu và cơ bắp
  • Bụng nôn nao
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn không ngon / giảm cân (ký)

Mối dây liên hệ nào giữa trầm cảm và tiểu đường?

         •  Nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có trên 2 lần nguy cơ phát bệnh trầm cảm. Sống với bệnh kinh niên như tiểu đường, đối phó với các yếu tố hoóc-môn và sinh học, cùng với nhu cầu kiềm chế bệnh này đều khiến gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Thêm vào nữa là mối đe dọa phát triển các biến chứng như tổn hại mắt (bệnh võng mạc), thần kinh (bệnh thần kinh) và thận (bệnh thận).

         •  Trái lại, trầm cảm có thể tăng gấp đôi nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2. Đây là vì hoóc-môn gây căng thẳng tăng lên và do tăng cân, vì những người trầm cảm thường ít hoạt động.

         •  Trầm cảm cũng có thể gia tăng phát các biến chứng tiểu đường. Người bị trầm cảm cũng có thể thấy khó lo liệu công việc hàng ngày. Với thời gian, việc kiểm soát bệnh tiểu đường (qua xét nghiệm đường trong máu đều đặn, dùng thuốc, theo chương trình ăn uống lành mạnh và phải có hoạt động thể chất thường xuyên) có thể có thiệt hại như gia tăng nguy cơ trầm cảm, và điều này lại dẫn đến việc người bệnh lơ là chăm sóc tiểu đường hàng ngày.

Trầm cảm có thể điều trị được không?

Có nhiều cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trầm cảm trước hết phải được nhận biết và chẩn đoán để sau đó điều trị.

Điều trị bao gồm:
         •  Thuốc làm dịu các triệu chứng trầm cảm thực sự
         •  Trị liệu qua Hành vi Nhận thức để học nhận biết và thay đổi việc thường xuyên suy nghĩ tiêu cực
         •  Trị liệu giữa Cá nhân (IPT) để giúp chấp nhận một bệnh kinh niên và nhu cầu điều trị lâu dài cũng như giúp cải thiện các mối giao tiếp.
Điều quan trọng là các thuốc men đang có để trị bệnh khác bệnh tiểu đường, kể cả thuốc mua công khai và dược phẩm bổ sung, đều cần xem xét lại trước khi bắt đầu dùng thuốc trị trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể phải mất 7 đến 21 ngày mới phát huy hiệu quả, và không nên ngừng nếu không có lời khuyên y khoa.

Cách điều trị nào cho người bị trầm cảm và tiểu đường?

Điều trị trầm cảm và tiểu đường bao gồm một phương pháp phối hợp theo dõi việc kiểm soát tiểu đường và những triệu chứng trầm cảm. Vấn đề là tìm ra điều trị nào hiệu quả nhất cho mỗi người. Chẳng hạn như người bị tiểu đường và trầm cảm nhẹ có thể thấy hoạt động thể chất thường xuyên cải thiện được tâm trạng sa sút và cũng giúp kiểm soát đường trong máu (đường huyết).

Điều trị hiệu quả nhất là phối hợp chăm sóc y khoa và tâm lý, theo dõi y khoa, giáo dục tiểu đường cho từng cá nhân cũng như có hỗ trợ cộng đồng thích hợp.

Bác sĩ hay chuyên viên y tế điều trị sẽ xét đến nhiều yếu tố khi đề nghị cách điều trị thích hợp nhất với người tiểu đường bị trầm cẩm. Người bệnh cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ để có đánh giá tiến triển, hầu xác định là các điều trị đang tác động hiệu quả. Đây là phần quan trọng giúp có sức khỏe và duy trì khỏe mạnh.

Bạn có thể làm gì để tự giúp mình?

Nếu bạn nghi ngờ bị trầm cảm, hãy kiểm soát sức khỏe qua:
         •  Tham vấn bác sĩ hay chuyên viên y tế khác
         •  Tham gia các hoạt động xã hội
         •  Tham gia hoạt động thể chất vừa phải, đều đặn
         •  Tìm hiểu về trầm cảm và bệnh tiểu đường
         •  Ăn uống lành mạnh và bao gồm đồ ăn đầy đủ bổ dưỡng (nói chuyện với chuyên viên dinh dưỡng)
         •  Thực hiện và duy trì mức cân nặng hợp với sức khỏe
         •  Nói chuyện với Bác sĩ Tổng quát (GP) về vấn đề rượu. Vì rượu có thể khiến trầm cảm nặng thêm, bạn có thể được khuyến cáo tránh hoàn toàn. Rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc trầm cảm
         •  Có giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khích của gia đình và bạn bè
         •  Yêu cầu  bác sĩ kiểm tra huyết áp, mức cholesterol (mỡ trong máu và đường huyết)

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot