Chế độ dinh dưỡng và những can thiệp về mặt thói quen sinh hoạt đến các bệnh nhi mắc bệnh trào ngược dạ dày- thực quản

Ngày 12/09/2017

Chế độ dinh dưỡng và những can thiệp về mặt thói quen sinh hoạt đến các bệnh nhi mắc bệnh trào ngược dạ dày- thực quản

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ NHỮNG CAN THIỆP VỀ MẶT THÓI QUEN SINH HOẠT ĐẾN CÁC BỆNH NHI MẮC BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY- THỰC QUẢN
(GERD- GASTROESOPHAGEAL REFLUX DISEASE)

 
1. Chế độ dinh dưỡng

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
     - Thay đổi công thức: thử nghiệm trong 2 đến 4 tuần quá trình thủy phân bao quát hoặc công thức amino axit tự do (để đánh giá khả năng dị ứng sữa hay các chất protein trong sữa đậu nành)
     Cho trẻ ăn thành nhiều bữa:
              •  Từ 1 muỗng ngũ cốc gạo ăn dặm đến 28g công thức (tương đương 0,8 cal/g),
              •  Từ 1 thìa cà phê đến 57g công thức (tương đương 1cal/g),
     Từ 1 muỗng gạo ăn dặm đến 28g công thức (tương đương 1 cal/g theo công thức)  
      - Ngoài ra chúng ta cũng nên chú ý đến việc thay đổi trong khẩu phần cho trẻ sơ sinh bằng việc thử thay đổi công thức ăn cho trẻ: tập cho trẻ uống sữa thường xuyên hơn  (nhằm giúp cho quá trình làm sạch dạ dày diễn ra suôn sẻ)
      - Chúng ta cũng có thể thay đổi chu trình các bữa ăn cho trẻ: chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ với mật độ dày hơn. Đặc biệt, chúng ta nên thay đổi khẩu phần ăn đối với những trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị nhẹ cân hoặc đang cần đến sự hỗ trợ của dinh dưỡng đường ruột
     - Hãy quan tâm chú ý hơn đến công thức: chúng ta cần cân nhắc, chú ý đến cal/g và giảm bớt tổng lượng chung xuống
Đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên
              •  Không ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, axit, đồ ăn cay nóng
              •  Không nên uống những thức uống hay thực phẩm có thành phần caffeine (như trà, cà phê, cola, chocolate)
              •  Không nên ăn những món khiến trẻ có nguy cơ trung tiện cao (tiêu biểu là bạc hà lục và bạc hà cay- loại là này thường dùng để làm kẹo cao su)
              •  Những người trưởng thành mắc chứng béo phì thì không được ăn khuya và ăn quá nhiều trong các bữa ăn
              •  Nếu có biểu hiện béo phì hãy tiến hành giảm cân
2. Thói quen sinh hoạt
Đối với trẻ sơ sinh
              •  Thay đổi tư thế nằm ngủ:
              •  Trẻ từ 0 đến 1 tuổi nên nằm ngửa để hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS- Sudden Infant Death Syndrome)
              •   Không để trẻ tiếp xúc với các loại thuốc lá
Đối với trẻ nhỏ và vị thành niên
              •  Nâng đầu giường và để trẻ nằm nghiêng bên trái
     Những thông tin do chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho những tư vấn từ phía các bác sĩ và các nhân viên y tế. Ngoài ra, những lời khuyên của chúng tôi cung cấp có giá trị bổ sung, không đảm bảo hết các công dụng, hỗ trợ, phòng ngừa hay phản ứng phụ cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng. Những tư vấn của chúng tôi không thể bao quát hết được tình trạng sức khỏe của bất cứ đối tượng cụ thể nào. Không nên trì hoãn hay bỏ qua việc đi khảm bác sĩ do bất cứ thông tin nào mà Nutimed.com cung cấp. Độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, ngừng lại hay thay đổi bất cứ một phác đồ điều trị nào và để xác định được tiến trình trị liệu phù hợp cho bản thân bạn.

Biên tập: Bs.Ths. Bùi Đại Thụ  
Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot