CHẾ ĐỘ ĂN LÀNH MẠNH CHO PHỤ NỮ MẮC TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Ngày 27/03/2019

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là phần quan trọng để kiểm soát tiểu đường đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp:

  • giữ mức đường huyết ở phạm vi ấn định mà bác sĩ đã chỉ dẫn
  • cung cấp đủ dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi đang phát triển
  • đạt được mức tăng cân thích hợp trong thời gian có thai

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường khi mang thai được khuyến khích nên:

  • ăn theo bữa điều độ
  • ăn ít và thường xuyên
  • ăn đủ no và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp cho sức khỏe
  • ăn những thứ có chứa tinh bột trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ

Chọn các loại thức ăn thực phẩm:

  • đa dạng và ngon miệng
  • chứa ít chất béo, nhất là loại chất béo bão hòa và chứa nhiều chất xơ
  • là loại nguồn tinh bột tốt (các loại hạt, ngũ cốc, các loại quả, mì Ý, gạo)
  • cung cấp dinh dưỡng cần cho cơ thể trong khi có thai

Những chất dinh dưỡng cần có nhiều hơn khi có thai bao gồm:

  • canxi (có trong sữa, phô mai, các loại đậu...)
  • sắt (có trong các loại thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu gà chickpea, đậu hũ...)
  • axit folic (có trong các loại rau có lá mầu xanh đậm)

Nếu có thể, bạn nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để tìm hiểu thêm việc dinh dưỡng đúng cách có lợi cho bản thân và cho thai nhi, đồng thời giúp bạn biết cách lựa chọn các loại thức ăn lành mạnh để kiểm soát mức đường huyết.

Tinh bột

Thực phẩm có chứa tinh bột sẽ được tiêu hóa thành đường (glucose) và được cơ thể dùng làm năng lượng.

Thực phẩm có chứa tinh bột rất quan trọng cho bạn và thai nhi. Để giúp kiểm soát mức đường trong máu, điều quan trọng là chia đều lượng tinh bột thành 3 bữa nhỏ và từ 2 tới 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.

Thức ăn có chứa tinh bột gồm:

  • bánh mì làm từ loại bột ngũ cốc nhiều hạt hoặc nguyên hạt và các loại hạt làm đồ ăn sáng
  • thức ăn làm bằng bột mì, mì sợi và gạo (tốt hơn là những loại gạo có chỉ số đường huyết (GI) thấp và sẽ giúp cảm thấy no được lâu hơn)
  • ăn khoai tây, khoai lang và ngô trong chừng mực
  • các loại đậu như là đậu hầm, đậu đỏ hình thận và đậu lăng
  • trái cây
  • các loại sữa, sữa chua

20.11_02

Hình ảnh minh họa

Một số loại thực phẩm có chứa tinh bột có ít giá trị dinh dưỡng như là đường hóa học, nước ngọt, nước trái cây, bánh kem và bánh quy. Cách tốt nhất là bạn nên tránh ăn những loại  thực phẩm này.

Đối với một số phụ nữ, lượng đường trong máu vẫn cứ ở mức cao, mặc dầu đã ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động thân thể. Nếu bạn ở trong trường hợp này, điều quan trọng là không nên giảm bớt lượng tinh bột vì tinh bột là nguồn năng lượng chủ yếu cho thai nhi. Một số cơ thể phụ nữ cần được giúp đỡ để kiểm soát lượng đường trong máu và có thể cần phải được tiêm insulin. Hãy thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể để bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.

Chỉ số đường huyết (GI)

Chỉ số đường huyết (GI) là cách tính tốc độ hấp thụ nhanh chậm của tinh bột trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào tới mức đường trong máu. Thức ăn có chỉ số GI cao sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh, còn những loại có chỉ số GI thấp sẽ làm lượng đường trong máu tăng chậm hơn. Thức ăn có chỉ số GI thấp hoặc trung bình là lựa chọn tốt khi bạn đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu. Chỉ số GI trong thức ăn không làm thay đổi lượng thức ăn cần tiêu thụ.

Thức ăn có chỉ số GI thấp hơn có thể:

  • tránh được tình trạng lượng đường trong máu thay đổi nhiều
  • làm bạn có cảm giác no lâu hơn
  • giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể

GI Thấp = dưới 55, GI Trung bình = 56-69, GI Cao = từ 70 trở lên

Chất béo

 b_03

 Hình ảnh minh họa

Dùng các loại chất béo lành mạnh hơn như là dầu canola, dầu ô-liu, dầu lạc (đậu phộng) và dầu vừng (mè), các loại dầu không bão hòa, bơ margarine, trái bơ và các loại đậu không bỏ muối.

Hạn chế ăn các chất béo, nhất là các loại chất béo bão hòa bằng cách chọn loại thịt nạc, thịt gà đã bỏ da và các loại sản phẩm từ sữa ít béo.

Tránh các loại thức ăn nấu sẵn và thực phẩm đã qua chế biến. Nếu ăn nhiều, tất cả các loại chất béo có thể làm tăng trọng lượng cơ thể từ đó làm cho tình trạng kháng insulin bị tệ hơn.

Chất đạm

Mỗi ngày bạn nên có từ hai tới ba phần nhỏ chất đạm (protein) bởi vì chất đạm quan trọng cho việc nuôi dưỡng và giúp cho em bé phát triển. Chất đạm có thể giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.

Thức ăn có chất đạm như là thịt nạc, thịt gà bỏ da, cá, trứng và phô mai đã được lọc bớt chất béo.

Các loại sữa chua, kem bơ custard và các loại đậu hạt (đậu đũa, lentil, đậu chickpea) cũng là nguồn cho nhiều chất đạm.

Kiểm soát phần ăn

Ăn những phần ăn nhỏ hơn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thử cách dùng đĩa hoặc chén nhỏ hơn.

Tham khảo các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu tiểu đường tại đây

Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot