Chế độ ăn cho người không dung nạp lactose
Ngày 12/09/2017
Chế độ ăn cho người không dung nạp lactose
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE
Chế độ ăn uống, khẩu phần và dinh dưỡng
Những người mắc chứng bệnh này có thể xin tư vấn từ phía các nhân viên y tế và các chuyên gia dinh dưỡng được cấp phép trong việc lên kế hoạch xây dựng khẩu phần ăn. Việc lên kế hoạch như vậy có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giúp họ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Cha mẹ, người giám hộ, nhân viên chăm sóc trẻ và những người làm công tác phục vụ đồăn cho trẻ không hấp thụ lactose cũng nên tuân theo kế hoạch xây dựng khẩu phần ăn do các nhân viên y tế chăm sóc hoặc các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc khuyến nghị.
1. Sữa và các thực phẩm làm từ sữa
Việc tiếp nhận từ từ một lượng nhỏ sữa và các sản phẩm làm từ sữa có thể giúp người bệnh dần thích nghi và các triệu chứng của bệnh cũng vì thế mà giảm bớt. Thường thường, mọi người có thể dung nạp sữa và các sản phẩm từ sữa thông qua việc ăn các món ăn hàng ngày, chẳng hạn như uống sữa kèm với ăn ngũ cốc hoặc ăn phô mai kèm với bánh quy. Nhưng người không có khả năng dung nạp lactose thường thường có khả năng ăn hấp thụ được các loại phô mai cứng chẳng hạn như phô mai cheddar hoặc phô mai Thụy Sĩ hơn là uống một ly sữa. Trong khoảng 42g phô mai cứng có chứa khoảng dưới 1g lactose trong khi trong một ly sữa ít béo lại có tới khoảng 11 đến 13g lactose.
Tuy nhiên, những người không dung nạp được lactose lại có thể hấp thụ được sữa chua tốt hơn so với sữa chua mặc dù hai loại sữa này có thành phần lactose tương đương nhau.
2. Sữa và các thực phẩm làm từ sữa không chứa hoặc chứa ít thành phần lactose
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa không chứa hoặc chứa ít thành phần lactose được bày bán ở hầu khắp các diêu thị và có thành phần dinh dưỡng giống với sữa và các sản phẩm làm từ sữa thông thường. Các nhà sản xuất đã xử lý sữa không chưa lactose thành enzyme lactase. Enzyme này sẽ phân hủy lượng lactose có trong sữa. Các loại sữa không chứa lactose có thể có thời gian sử dụng tương đương, thậm chí là đối với những loại được tiệt trùng kỹ lưỡng thì thời gian dùng còn lâu hơn so với các loại sữa thông thường. Sữa không chứa lactose thường có vị ngọt nhẹ hơn so với các loại sữa thông thường.
3. Các sản phẩm có chứa lactase
Người bệnh có thể uống thuốc chứa lactase hoặc hấp thụ thông qua ăn hoặc uống các thực phẩm làm từ sữa. Enzyme lactase sẽ tiêu hóa lactose có trong thức ăn và do đó sẽ làm giảm khả năng phát triển các triệu chứng về tiêu hóa. Người bệnh cũng nên xác nhận với các nhân viên y tế trước khi sử dụng các dòng sản phẩm này bởi một số người thuộc các nhóm đối tượng, chẳng hạn như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú có khả năng không thể sử dụng các dòng sản phẩm này.
4. Canxi và vitamin D
Việc bổ sung đầy đủ canxi cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với những người trưởng thành cũng như trẻ nhỏ mắc bệnh, đặc biệt là với những người có khả năng hấp thụ sữa và các sản phẩm làm từ sữa ở mức hạn chế. Lượng canxi cần thiết để một người có thể duy trì sức khỏe của mình còn phụ thuộc vào từng lứa tuổi. Bảng 1 sau đây sẽ đưa ra lượng canxi hấp thụ do các chuyên gia khuyến nghị.
Bảng 1. Lượng canxi khuyến nghị hấp thụ theo từng nhóm tuổi
Nhóm tuổi |
Lượng hấp thụ khuyến nghị (mg/ngày) |
1–3 tuổi |
700 mg |
4–8 tuổi |
1.000 mg |
9–18 tuổi |
1.300 mg |
19–50 tuổi |
1.000 mg |
51–70 tuổi, nam |
1.000 mg |
51–70 tuổi, nữ |
1.200 mg |
Trên 70 tuổi |
1.200 mg |
14–18 tuổi, mang thai/ cho con bú |
1.300 mg |
19–50 tuổi, mang thai/ cho con bú |
1.000 mg |
Nguồn: Các số liệu trên được lấy từ Bảng đối chiếu Tham khảo Lượng hấp thụ Canxi và Vitamin D của Học viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Y học Quốc gia, tháng 11 năm 2010.
Bảng khuyến nghị lượng canxi hấp thụ trên đây vẫn chưa thể xác định được lượng cần thiết cho đối tượng là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia đề nghị trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi nên hấp thụ khoảng 200mg mỗi ngày còn với trẻ từ 6 đến 12 tháng là khoảng 260mg.
Nhiều thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Các sản phẩm không phải là sữa nhưng lại có giàu canxi bao gồm các loại cá xương mềm, chẳng hạn như cá hồi và cá mòi đóng hộp và các loại rau có màu xanh lá cây đậm, chẳng hạn như rau bina. Các nhà sản xuất cũng bổ sung thêm canxi vào các loại ngũ cốc ăn sáng, nước ép hoa quả và các thức uống đậu nành, còn được gọi là sữa đậu nành. Nhiều loại thực phẩm tăng cường còn chứa rất nhiều vitamin D cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu cùng với canxi. Bảng 2 sau đây sẽ liệt kê một số loại thực phẩm có chứa canxi
Bảng 2. Hàm lượng canxi trong các món ăn thường ngày
Các thực phẩm không phải là sữa |
Hàm lượng canxi |
Cá mòi, có xương trong 106g |
351 mg |
Đại hoàng, đông lạnh, đã qua chế biến trong 1 cốc |
348 mg |
Sữa đậu nành, loại nguyên chất và có vani, bổ sung thêm canxi và vitamin A,D |
299 mg |
Rau bina, loại đông lạnh, đã qua chế biến trong 1 cốc |
291 mg |
Cá hồi, đóng hộp, có xương trong 85g. |
181 mg |
Đậu pinto, đã qua chế biến trong 1 cốc |
79 mg |
Rau bông cải xanh, đã qua chế biến, trong 1 cốc |
62 mg |
Sữa đậu nành, loại nguyên chất và có vani, không tăng cường trong 1 cốc |
61 mg |
Một quả cam cỡ trung bình |
52 mg |
Rau diếp, lá xanh trong 1 cốc |
13 mg |
Cá ngừ, trắng, đóng hộp trong 85g |
12 mg |
Sữa và các thực phẩm làm từ sữa |
|
Sữa chua, sữa tươi tách béo trong 227g. |
452 mg |
Sữa ít béo bổ sung vitamin A, D trong 1 cốc |
293 mg |
Phô mai Thụy Sĩ trong 28g. |
224 mg |
Phô mai tươi, loại ít béo trong1 cốc |
206 mg |
Kem, vani trong ½ cốc |
84 mg |
Nguồn: các số liệu trên được lấy từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp năm 2013, Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng chuẩn của bộ, bản phát hành số 26
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi. Một số người không dung nạp được lactose không thể hấp thụ đầy đủ vitamin D. Các loại thực phẩm chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, trứng và gan có chứa vitamin D ngay trong thành phần. Các loại sữa được bày bán tại Hoa Kỳ đều tăng cường vitamin D và lượng vitamin D được thêm vào trong các thức uống không phải là sữa, trong sữa chua và ngũ cốc ăn sáng. Cơ thể con người cũng có thể sản sinh thêm vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để đảm bảo cho quá trình chăm sóc được an toàn và đạt hiệu quả hơn, người đó cũng nên thảo luận trước việc sử dụng các dược phẩm bổ sung và thay thế bao gồm các thành phần bổ sung trong chế độ ăn uống với các nhân viên y tế.
Vậy sản phẩm nào có chứa lactose?
Lactose có nhiều trong các loại thực phẩm và các loại thuốc
1. Các loại thực phẩm
Lactose có trong sữa và các thực phẩm làm từ sữa. Các nhà sản xuất cũng cho thêm sữa và các thực phẩm làm từ sữa vào những thực phẩm đóng hộp, đóng chai, đông lạnh, đóng gói và những món chế biến sẵn. Những người có các triệu chứng về tiêu hóa sau khi tiêu thụ một lượng nhỏ lactose cần nhận thức được rằng trong một số loại thực phẩm có thể chứa một lượng nhỏ lactose, chẳng hạn như trong:
• Bánh mì và các loại thực phẩm bỏ lò
• Bánh quế, pancake, bánh quy, bánh cookie và hỗn hợp tạo ra các loại bánh này.
• Những thực phẩm ăn sáng đã qua chế biến chẳng hạn như bánh doughnut, bánh quế đông lạnh và pancake, bánh nướng và bánh mì ngọt
• Các loại ngũ cốc ăn sáng đã qua chế biến
• Khoai tây, súp ăn liền và những đồ uống phục vụ cho bữa sáng
• Khoai tây chiên, ngô chiên và các loại bim bim đã qua chế biến
• Các món thịt đã qua chế biến chẳng hạn như thịt hun khói, xúc xích và các món thịt phục vụ cho bữa trưa
• Margarine
• Dầu giấm
• Những món ăn thay thế sữa bột hoặc sữa dạng nước
• Protein dạng bột hoặc dạng thanh
• Kẹo các loại
• Các loại chất lỏng không chứa sữa và kem cà phê dạng bột
• Kem phủ đánh bông không chứa sữa
Mọi người cũng có thể tham khảo thành phần trên nhãn sản phẩm để tìm các thông tin cần thiết về thành phần lactose có trong sản phẩm. Nếu trên nhãn sản phẩm có nêu bất cứ một từ nào sau đây cũng có nghĩa là sản phẩm đó đã bao gồm lactose:
• Sữa
• Lactose
• Nước sữa
• Sữa động
• Sản phẩm phụ chứa sữa
• Sữa bột khô dạng rắn
• Bột sữa khô dạng gầy
2. Các loại thuốc
Một số loại thuốc có chứa thành phần lactose bao gồm các loại thuốc theo toa chẳng hạn như thuốc tránh thai và các loại thuốc mua tự do chẳng hạn như các sản phẩm chữa trị axit và lượng hơi dư thừa trong dạ dày. Thường thì phần đông các loại thuốc này có thể gây ra các triệu chứng không dung nạp lactose nghiêm trọng ở người. Những người không dung nạp lactose nếu đã uống phải các loại thuốc có chứa thành phần này nên tìm đến các nhân viên y tế để tìm ra phương pháp ứng phó.
Những điểm cần lưu ý:
• Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các thực phẩm làm từ sữa.
• Không dung nạp lactose là một chứng bệnh mà những người mắc chứng bệnh này có những triệu chứng về tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, tiêu chảy và khí dư thừa sau khi ăn hoặc uống sữa hoặc các thực phẩm làm từ sữa.
• Các nhân viên y tế sẽ tiến hành chẩn đoán chứng không dung nạp lactose dựa trên tiền sử bệnh của cá nhân, gia đình và khẩu phần ăn bao gồm việc theo dõi các triệu chứng; xét nghiệm thể trạng và xét nghiệm y khoa
• Nếu chỉ dựa trên việc chẩn đoán các triệu chứng của bệnh có thể dẫn đến sai sót do những triệu chứng về tiêu hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nữa chứ không đơn thuần là chứng không dung nạp lactose
• Hầu hết những người không dung nạp được lactose có thể hấp thu một lượng lactose trong khẩu phần ăn của mình và không cần thiết phải kiêng ăn triệt để sữa hoặc các thực phẩm làm từ sữa. Tuy nhiên, lượng lactose dung nạp được còn tùy vào thể trạng riêng của từng người.
• Nghiên cứu cũng đề nghị rằng những người trưởng thành và thanh thiếu niên có khả năng hấp thụ lactose kém vẫn có thể ăn hoặc uống tối thiểu là 12g lactose một lần mà không hoặc xuất hiện ít các triệu chứng biểu hiện. Lượng lactose tiêu thụ tương đương với lượng lactose có trong một ly sữa.
• Nhiều người có thể kiểm soát được các triệu chứng không dung nạp được lactose bằng cách thay đổi khẩu phần ăn. Một vài người chỉ cần hạn chế lượng lactose tiêu thụ. Nhưng cũng có một số khác cần loại bỏ hoàn toàn lactose.
• Việc trò chuyện cùng các nhân viên y tế và các chuyên gia dinh dưỡng cũng đóng vai trò qua trọng trong việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn của người bệnh. Để đảm bảo cho quá trình chăm sóc được an toàn và đạt hiệu quả hơn, người đó cũng nên thảo luận trước việc sử dụng các dược phẩm bổ sung và thay thế bao gồm các thành phần bổ sung trong chế độ ăn uống với các nhân viên y tế.
• Lactose có trong sữa và các thực phẩm làm từ sữa. Các nhà sản xuất cũng thêm sữa và các sản phẩm làm từ sữa vào trong các loại thức ăn đóng hộp, đóng chai, đông lạnh, đóng gói và những đồ ăn chế biến sẵn. Mọi người có thể kiểm tra thành phần trên nhãn thực phẩm để nhận biết khả năng chứa lactose có trong các thực phẩm đó.
Dịch và hiệu chỉnh từ The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, USA
Tin tức
- Tin tức (3)
- Kiến thức bệnh học (0)
- Bệnh người lớn (0)
- Tiểu đường (63)
- Tim mạch (3)
- Ung thư (41)
- Thận (2)
- Xương khớp (8)
- Khác (0)
- Trẻ nhỏ (0)
- Suy dinh dưỡng (10)
- Hô hấp (0)
- Tai - mũi - họng (0)
- Chân - tay - miệng (0)
- Khác (0)
- Thực đơn dinh dưỡng (0)
- Người lớn (0)
- Trẻ nhỏ (65)
- Tiêu hóa (2)
- Thừa cân béo phì (8)
- Tăng cường miễn dịch (0)
- Tiêu hóa trẻ em (20)
- Thận trẻ em (2)
- Thực đơn trẻ em (11)
- Thiếu vi chất dinh dưỡng (16)
- Phụ nữ mang thai (13)
- Thận tiết niệu (0)
Địa chỉ cửa hàng
Cửa hàng 1 (T2-Chủ nhật): Số 2, Ngõ 155/37/3 đường Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại đặt hàng
Hotline : 0978 599 777 (8h-20h T2-Chủ nhật)
Hotline :
Hỗ trợ trực tuyến
Skype :
Email : nutimed.ltd.co@gmail.com
Bình luận về sản phẩm