Chăm sóc dinh dưỡng trẻ khi trẻ hoặc mẹ bị bệnh

Ngày 07/09/2017

Chăm sóc dinh dưỡng trẻ khi trẻ hoặc mẹ bị bệnh

 

CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TRẺ KHI TRẺ HOẶC MẸ BỊ BỆNH
Ảnh minh họa (st)

1. Tầm quan trọng của nuôi dưỡng trẻ khi trẻ bị bệnh
•    Khi ốm bệnh, trẻ cần nhiều dinh dưỡng, vitamin để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên thời gian này, trẻ thường đau đớn mệt mỏi không muốn ăn
•    Ảnh hưởng của thuốc trị bệnh, trẻ có thể chán ăn, sợ ăn
•    Nếu cách chăm sóc dinh dưỡng không đúng sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh nặng hơn, suy nhược cơ thể, sụt cân ...sẽ rất khó hồi phục sau khi bệnh đã đỡ
2. Cách nuôi dưỡng trẻ bệnh
     - Nguyên tắc chung: trẻ cần được bổ sung thêm dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, thông thường trẻ chỉ thích bú mẹ, không thích ăn thức ăn khác. Mặc dù trẻ không muốn ăn nhưng không được hạn chế thức ăn cho trẻ. Bà mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, chia nhỏ bữa cho trẻ ăn làm nhiều lần
     - Khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn
•    Khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn thường có sốt cao, vật vã, cứ nhiệt độ tăng lên 1độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng lên 10%, vì vậy nhu cầu về nước, năng lượng, protein, vitamin và muối khoáng  tăng lên rất nhiều. Do sốt cao các men tiêu hóa bị ức chế, trẻ thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa.
•    Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ bị nhiễm khuẩn sốt cao là : Các loại quả chín, các loại quả chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, quýt, bưởi... các loại thực phẩm giàu chất đạm: sũa mẹ, sữa bò, sữa đậu tương, trứng thịt, cá
     - Chế độ ăn uống  khi trẻ bị  sốt cao do nhiễm khuẩn
•    Trẻ còn nhỏ còn bú mẹ: Cho trẻ tiếp tục bú và bú nhiều lần hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được cần vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa.
•    Trẻ lớn hơn đã ăn dặm, nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ như: Bột, cháo, súp nấu loãng hơn bình thường với thịt, trứng, cá, rau xanh và dầu mỡ.  Cho trẻ ăn các loại thức ăn mà trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều.
•    Cho trẻ ăn thêm hoa quả, uống nhiều nước và nước hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do trẻ bị sốt và cung cấp thêm vitamin cho trẻ.
•    Sau khi trẻ khỏi ốm nên cho ăn tăng thêm 1 bữa và bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giầu chất dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục.
     - Khi trẻ bị tiêu chảy
•    Trẻ nhỏ < 6 tháng đang bú mẹ: Cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.
•    Trẻ trên 6 tháng tuổi :Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: Gạo (bột gạo), khoai tây; Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu nành; Dầu ăn ; Cà rốt, hồng xiêm, chuối
•    Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.
•    Đề phòng mất nước ngay tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm...
•    Nguyên tắc chung là cho trẻ uống nhiều hơn bình thường, cho trẻ uống khi trẻ muốn và tiếp tục bù dịch bằng đường uống đến khi hết tiêu chảy. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi chưa tự đòi uống nước được mà trẻ biểu hiện dấu hiệu khát nước bằng sự kích thích, khó chịu. Vì vậy cần phải đưa nước cho trẻ để đánh giá xem trẻ có khát và có muốn uống không. Khi trẻ không muốn uống nữa nghĩa là đã bù đủ lượng dịch đã mất.
•    Cách cho uống: Không cho trẻ bú chai, cho trẻ uống bằng thìa, cứ 1-2 phút cho uống một thìa, trẻ lớn hơn cho uống bằng cốc, uống từng ngụm. Nếu trẻ bị nôn, cần ngừng cho uống trong 10 phút, sau đó lại tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn, ví dụ  khoảng 2-3 phút cho uống một thìa. Số lượng dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài là:
            o    Trẻ dưới 2 tuổi:         50-100 ml
            o    Trẻ từ 2-10 tuổi:       100-200 ml
            o    Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu
            o    Nếu có dấu hiệu mất nước nhiều phải đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị.
Phần đọc thêm:
Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy
:

a/   ORS: Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước.
        - Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha.
        - Đổ bột trong gói vào một cái bình hay ấm tích sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và ngoáy kỹ đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và lại pha dung dịch mới.
b/ Cách nấu cháo muối: Dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch, rồi đun nhừ, lọc qua rá lấy nước cho trẻ uống dần
c/ Nước gạo rang muối đường: 50g gạo (1 vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát ăn cơm nước, đem nấu nhừ, lọc qua rá cho 8 thìa cà phê dường + 1thìa cà phê muối ăn  đun sôi lại cho trẻ  uống dần.
d/ Nước chuối, nước hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa gạt cà phê muối ăn cho trẻ uống dần.
e/ Xúp cà rốt muối, đường: Cà rốt 500g, muối ăn 1 thìa gạt  ngang, 8 thìa cà phê đường: Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho muối đường đun sôi lại.
Phòng bệnh tiêu chảy
-   Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi
-   Cho trẻ ăn bổ sung từ sau 6 tháng. Cần tô màu bát bột với các loại thực phẩm của cả 4 nhóm thức ăn, đặc biệt là dầu mỡ. Thức ăn cần được nấu kỹ, nghiền nhỏ và ăn ngay sau khi nấu
-   Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
-   Cho trẻ ăn uống bằng bát, cốc và thìa sạch
-   Mọi người trong gia đình cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và cho trẻ ăn.
-   Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Cho trẻ đi vào bô và đổ phân vào hố xí.
-   Thực hiện tiêm phòng cho trẻ theo lịch. Tiêm phòng sởi cho trẻ khi trẻ được 9 tháng tuổi
 
     Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục
     - Trong khi bị bệnh, trẻ có thể ăn không ngon miệng, mặc dù gia đình cố gắng khuyến khích trẻ. Thông thường, sau khi khỏi bệnh trẻ ăn ngon miệng hơn, do vậy điều quan trọng là tăng lượng thức ăn cho trẻ.  Đây là giai đoạn tốt để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng giảm cân, giúp trẻ hồi phục cân nặng
     - Cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ cho đến khi trẻ tăng cân trở lại và đạt mức tăng trưởng bình thường.
Tóm lại: 
Nuôi dưỡng trẻ bệnh
Đối với trẻ < 6 tháng
       •    Tiếp tục cho bú mẹ
       •    Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
Đối với trẻ ≥ 6 tháng
       •    Tiếp tục cho trẻ bú mẹ
       •    Khuyến khích trẻ ăn, uống - cần sự kiên trì
       •    Cho trẻ ăn nhiều bữa, mỗi bữa một ít
       •    Cho ăn thức ăn trẻ thích
       •    Đa dạng bữa ăn, thức ăn giàu dinh dưỡng
       •    Tiếp tục cho bú mẹ- trẻ bệnh thường hay bú mẹ nhiều hơn
Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục
       •    Tăng cường cho bú mẹ
       •    Tăng thêm bữa và lượng thức ăn mỗi bữa cho đến khi trẻ tăng cân trở lại
       •    Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng 
     Dấu hiệu nguy hiểm: Khi trẻ bị ốm (bệnh), gia đình cần quan tâm theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ.  Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu  nguy hiểm sau đây cần theo dõi thêm và chuẩn bị sẵn sàngđể đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế kịp thời:
           - Trẻ không bú được
           - Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước
           - Trẻ không uống được hoặc uống rất kém
           - Trẻ nôn/ói nhiều
           - Vàng da
           -  Trong phân có lẫn máu
           -  Sốt  (trên 38o)
           -  Trẻ bị co giật
           -  Trẻ ngủ li bì khó đánh thức
           -  Trẻ có biểu hiện khác thường (Thở nhanh,  thở khó, rút lõm lồng ngực)
            -  Hạ nhiệt độ
    Nuôi dưỡng trẻ khi mẹ bị bệnh
    Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ bị mắc các bệnh thông thường
-  Có nên ngừng cho con bú không? Khi bà mẹ bị mắc các bênh thông thường như: Cảm lạnh, ho, cúm, đau đầu, đau dạ dày, viêm nhiễm thông thường thì không cần cách ly trẻ và vẫn cho trẻ bú bình thường vì:
        • Trước khi bệnh phát ra, bà mẹ đã bị nhiễm vi khuẩn, vi rút trước đó nên nếu trẻ có thể bị lây nhiễm thì đã lây ngay trong thời gian mẹ ủ bệnh.
          •  Khi bị bệnh, cơ thể mẹ đã có kháng thể đối với loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh nên lại càng cần cho trẻ bú để trẻ nhận được kháng thể này qua sữa mẹ, giúp BẢO VỆ trẻ không bị lây nhiễm
-  Bà mẹ uống thuốc như thế nào?
         •    Bà mẹ không nên uống thuốc trừ khi buộc phải uống
         •    Khi cảm cúm nên dùng Acetaminophen (paracetemol) – Là thuốc an toàn nhất. Có thể uống các loại thuốc khác nhưng có thể làm giảm tiết sữa và khiến trẻ buồn ngủ
         •    Một vài loại thuốc kháng sinh có thể làm trẻ bị tiêu chảy nhưng không gây hại gì cho trẻ
         •    Cho trẻ bú, có thể  trẻ bị ảnh hưởng do một ít thành phần của thuốc có trong sữa nhưng vẫn an toàn hơn nhiều so với việc cho trẻ ăn sữa công thức
-  Lưu ý:
         •    KHÔNG UỐNG Aspirin 
         •    ĐẶC BIỆT CẨN TRỌNG KHI DÙNG THẢO DƯỢC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
-  Khi nào tạm ngừng cho con bú?
Khi mẹ dùng các loại thuốc:
          •    Thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc giảm đau và khi sử dụng kết hợp các loại thuốc này
          •    Thuốc gây ra tác dụng phụ như gây buồn ngủ và suy hô hấp (Nên chọn biện pháp thay thế an toàn hơn nếu có)
          •    Tránh dùng i-ốt kích hoạt phóng xạ. Trong trường hợp phải dùng thì hãy để sau 2 tháng mới cho con bú trở lại
          •    Tránh lạm dụng i-ốt đắp hoặc dung dịch tẩy uế có i-ốt (ví dụ: povidone, i-ốt) nhất là trên vết thương hở hoặc màng nhầy
         •    Nếu mẹ sử dụng liệu pháp hóa học gây hại thì cần phải ngừng cho con bú trong suốt thời gian trị liệu
• Lưu ý: Nếu thời gian ngừng cho con bú để điều trị ngắn thì khuyên bà mẹ vắt sữa bỏ đi để duy trì nguồn sữa cho con bú lại khi mẹ khỏi bệnh.
-  Trẻ nhỏ thường nhiễm HIV/AID từ người mẹ qua:
           •    Rau thai trong thời kỳ mang thai
           •    Máu và dịch tiết trong quá trình chuyển dạ và đẻ
           •    Sữa mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ
           •    Các bằng chứng cho thấy thuốc kháng virut (ARV) có tác dụng ngăn chặn lây nhiễm HIV từ mẹ sang trẻ bị phơi nhiễm, đồng thời giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con theo đường cho bú.
Tình trạng

Tình trạng  bà mẹ

Giai đoạn mang thai

Khi chuyển dạ và đẻ

Giai đoạn NCBSM

Tổng cộng

KHÔNG điều trị ARV

5-8 %

10-20 %

5-20 %

(0-24 tháng)

35 %

CÓ điều trị ARV

0-1 %

1-2 %

2-3 %

(0-12 tháng)

5%

Nguồn: WABA và Tổ chức Y tế Thế Giới
-   Nguyên tắc chung khi bà mẹ chọn NCBSM
         •    Tiếp tục điều trị kháng vi-rút ARV dài hạn ít nhất là cho tới khi trẻ cai sữa được 1 tháng
         •    Người mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho con ăn các thực phẩm bổ sung hợp lý và tiếp tục cho con bú trong vòng 1 năm đầu đời
        •    Nếu quyết định ngưng cho con bú, bà mẹ nên cai sữa dần dần cho con trong vòng 1 tháng để phòng tránh cương tắc vú cho mẹ vì dễ dẫn đến viêm tuyến sữa, ap xe vú…
        •    Bà mẹ bị  HIV/AID nuôi con bằng sữa mẹ trong các trường hợp đặc biệt:     
                  ü  Trẻ  đẻ nhẹ cân, bị ốm yếu không thể bú mẹ
               ü  Mẹ không khỏe hoặc tạm thời không thể cho con bú hoặc có các vấn đề ở vú như viêm tuyến vú
                  ü  Nếu thuốc ARV tạm thời không có sẵ
Thì bà mẹ có thế vắt sữa ra, hấp cách thủy rồi cho con ăn bằng cốc và thìa
-   Cách cho trẻ ăn sữa mẹ
          i)  Vắt sữa  mẹ, hấp cách thủy và cho trẻ ăn sữa mẹ bằng cốc
          ii)  Hướng dẫn bà mẹ ngưng cho con bú đúng khi cần thiết
-   Cách hấp cách thủy sữa mẹ
           i) Cho một lượng sữa mẹ vừa đủ 1 lần ăn vào một bình chịu nhiệt
           ii) Đặt bình sữa vào nồi nước
           iii) Đun nồi nước cho tới khi sữa đạt ở nhiệt độ sôi
           iv) Bỏ bình ra khỏi nước sôi (nên thật cẩn thận vì dễ bị bỏng)
          v) Đặt bình sữa vào bình chứa nước mát hoặc để bên ngoài cho tới khi nhiệt độ sữa ở mức nhiệt độ phòng
           vi)  Cho trẻ ăn trong vòng 1 giờ
-  Cai sữa cho trẻ như thế nào?
            i) KHÔNG NÊN cai sữa cho trẻ một cách đột ngột
           ii) Bà mẹ bị  HIV/AID có thể cai sữa cho con bất cứ ở thời điểm nào nhưng nên thực hiện cai dần dần trong vòng 1 tháng.
          iii) Bà mẹ đang dùng thuốc ARV để tránh lây nhiễm từ mẹ sang con nên tiếp tục dùng thuốc ARV một tuần sau khi cai sữa hoàn toàn cho con.
-   Cho trẻ ăn thức ăn thay thế khi ngừng nuôi con bằng sữa mẹ
            i) Cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý theo độ tuổi với đa dạng thực phẩm và được chế biến sạch và an toàn
               ii) Nên cho trẻ ăn thêm sữa công thức để giúp trẻ có đủ dinh dưỡng và khoáng chất
             iii)  Có thể cho trẻ ăn sữa động vật vắt ra nhưng cần đun sôi sữa nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi
-  NCBSM đối với trẻ nhiễm HIV/AID: Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm HIV, bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú như như tất cả các bà mẹ bình thường khác, có nghĩa là cho bú tới khi trẻ 2 tuổi hoặc lâu hơn.

Nguồn: Tài liệu học viên "Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế"- 3/2014 - Dự án Alive and Thrive
 

 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot