CÁC MỐC PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG BỤNG MẸ

Ngày 26/03/2019

Tam cá nguyệt thứ nhất (tuần đầu tiên đến tuần 12)

01months

Ở tuần 4:

  • Não và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu hình thành.
  • Tim thai nhi bắt đầu hình thành.
  • Cánh tay và chân bắt đầu hình thành.
  • Em bé của bạn bây giờ đang là một phôi thai và dài 1,25cm.

02months

Ở tuần 8:

  • Tất cả các cơ quan chính và cấu trúc bên ngoài cơ thể bắt đầu hình thành.
  • Tim thai nhi có nhịp đập đều đặn.
  • Cánh tay và chân phát triển dài hơn và ngón tay, ngón chân bắt đầu hình thành.
  • Cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành.
  • Đôi mắt đã di chuyển về phía trước trên mặt và mi mắt đã hình thành.
  • Dây rốn đã được nhìn thấy một cách rõ ràng.
  • Cuối tám tuần, em bé của bạn là một bào thai và trông giống hình người hơn. Em bé của bạn dài gần 2,5 cm  và nặng dưới 3,5 gram. 

03months

Ở tuần 12:

  • Các dây thần kinh và cơ bắp bắt đầu hoạt động cùng với nhau. Em bé có thể nắm tay.
  • Cơ quan sinh dục bên ngoài của em bé đã hình thành và chúng ta có thể biết giới tính của thai nhi. Thai phụ siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc sau đó có thể phát hiện ra giới tính của thai nhi.
  • Mí mắt nhắm lại để bảo vệ đôi mắt. Mắt sẽ không mở ra cho đến tuần thứ 28.
  • Sự phát triển của đầu em bé bắt đầu chậm lại và em bé của bạn dài hơn khá nhiều. Bây giờ, bé dài khoảng 7,6 cm và nặng khoảng 28 gram.

 

Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 13 đến tuần 28)

04months

Ở tuần 16:

  • Mô cơ và xương tiếp tục hình thành tạo thành bộ xương hoàn chỉnh.
  • Bắt đầu hình thành da. Da mỏng, gần như trong suốt có thể nhìn được các mạch máu bên trong.
  • Phân su phát triển trong đường ruột của em bé. Đây là nhu động ruột đầu tiên của bé.
  • Em bé có những cử động mút miệng (phản xạ mút).
  • Chiều dài của em bé khoảng 10-13cm và cân nặng khoảng 85gram.

05months

Ở tuần 20:

  • Em bé cử động nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy những chuyển động này.
  • Em bé được bao phủ bằng lớp lông mỏng, mềm gọi là lông tơ và một lớp sáp verix để bảo vệ sự hình thành lớp da bên dưới.
  • Lông mày, lông my, móng chân, móng tay đã hình thành. Em bé có thể làm trầy xước cơ thể của mình.
  • Em bé có thể nghe và nuốt.
  • Giữa thai kỳ, em bé của bạn dài khoảng 15cm và nặng khoảng 255 gram.

06months

Ở tuần 24:

  • Tủy xương bắt đầu hình thành nên các tế bào máu.
  • Vị giác hình thành trên lưỡi thai nhi.
  • Hình thành dấu vân chân và dấu vân tay.
  • Tóc bắt đầu phát triển trên đầu bé.
  • Phổi hình thành, nhưng chưa hoạt động.
  • Bắt đầu phát triển phản xạ bàn tay và phản xạ giật mình.
  • Em bé của bạn ngủ và thức dậy thường xuyên.
  • Nếu em bé của bạn là con trai, tinh hoàn của em bé bắt đầu di chuyển từ vùng bụng vào bìu. Nếu là con gái, tử cung và buồng trứng được hình thành.
  • Em bé của bạn dự trữ mỡ và nặng hơn một chút. Thời điểm này em bé dài khoảng 30,5cm và cân nặng khoảng 0,7 kg.

 

Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 29 đến tuần 40)

07months_01

Ở tuần 32:

  • Xương của em bé được hình thành đầy đủ, nhưng vẫn còn mềm.
  • Bé đạp mạnh hơn.
  • Đôi mắt có thể mở và nhắm lại và cảm nhận được những thay đổi ánh sáng.
  • Phổi chưa hình thành toàn bộ nhưng đã có những chuyển động hơi thở.
  • Cơ thể của em bé bắt đầu dự trữ các dưỡng chất quan trọng, chẳng hạn như sắt, canxi.
  • Lông tơ bắt đầu rơi ra.
  • Em bé tăng cân nhanh chóng, khoảng 225 gram 1 tuần. Bây giờ, em bé của bạn dài khoảng 38 đến 43 cm và nặng khoảng 1,8 kg - 2 kg.

08months

Ở tuần 36:

  • Lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix dày hơn.
  • Mỡ trong cơ thể tăng lên. Em bé của bạn đang phát triển lớn hơn và có ít không gian để di chuyển hơn trong bụng mẹ. Bé đạp yếu hơn nhưng bạn sẽ cảm thấy em bé duỗi chân ra và lắc qua lắc lại.
  • Bây giờ, em bé của bạn dài khoảng 41cm đến 48cm và nặng khoảng 2,7 đến 3 kg.

09months

Tuần thứ 37- 40:

  • Cuối tuần thứ 37, em bé được coi là đã đủ tháng. Các cơ quan của em bé đã sẵn sàng hoạt động.
  • Khi gần đến ngày sinh, em bé sẽ chúc đầu xuống dưới.
  • Khi sinh ra, cân nặng của em bé có thể trong khoảng từ 2,8 kg đến 4 kg và dài khoảng 48 cm đến 53 cm. Hầu hết cân nặng và chiều dài của các em bé đủ tháng nằm trong khoảng này, tuy nhiên những em bé khỏe mạnh sẽ có cân nặng và chiều dài khác nhau.

 

 

Tham khảo các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu tại đây

 

 Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot