CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THAI KỲ

Ngày 26/03/2019

Thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần, tuổi thai được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt bình thường cuối cùng. 40 tuần này được nhóm lại thành ba tam cá nguyệt (tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba). Hãy tìm hiểu những thay đổi gì đang xảy ra với bạn và thai nhi trong 3 giai đoạn này.

Tam cá nguyệt thứ nhất (tuần 1 - tuần thứ 12)

Đối với một số phụ nữ, hình ảnh cơ thể là một mối quan tâm lớn trong suốt thai kỳ. 

first-trimester-illustration

Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ cơ thể bạn sẽ trải qua nhiều thay đổi. Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể của bạn. Những thay đổi này có thể làm xuất hiện những triệu chứng sau thậm chí ngay cả trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn dừng lại là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang mang thai. Những thay đổi khác có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi cùng cực
  • Ngực cương đau. Núm vú của bạn có thể trồi ra.
  • Đau bụng, nôn hoặc không buồn nôn (ốm nghén)
  • Thèm hay chán ghét với một số thực phẩm nhất định.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Táo bón (khó tiêu)
  • Tiểu tiện thường xuyên hơn.
  • Đau đầu
  • Ợ nóng
  • Tăng hoặc giảm cân.

Khi cơ thể của bạn thay đổi, bạn có thể cần phải thay đổi thói quen hằng ngày, chẳng hạn đi ngủ sớm hơn hoặc ăn thường xuyên, chia làm nhiều bữa nhỏ. May mắn thay, hầu hết những khó chịu này sẽ mất dần khi thai nhi phát triển. Và một số phụ nữ có thể không cảm nhận thấy bất kỳ sự khó chịu nào cả! Nếu bạn đã từng mang thai, bạn có thể có những cảm giác khác nhau trong hai lần mang thai. Mỗi người phụ nữ có những đặc điểm khác nhau vì vậy quá trình mang thai của mỗi người sẽ khác nhau.

Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 13 - tuần 28)

Hầu hết phụ nữ cảm giác dễ chịu hơn khi mang thai ở giai đoạn thứ hai so với giai đoạn thứ nhất. Tuy nhiên, bạn cần nắm bắt được những thông tin về thai kỳ trong suốt những tháng này.

second-trimester-illustration

Bạn có thể nhận ra rằng các triệu chứng như buồn nôn và mệt mỏi đang giảm dần và hết hẳn. Và cơ thể bạn đang trải nghiệm những thay đổi mới và đáng chú ý. Bụng dưới của bạn sẽ to ra khi thai nhi phát triển. Và ở cuối giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy em bé bắt đầu đạp!

Khi cơ thể của bạn thay đổi để tạo không gian cho thai nhi phát triển: Bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Cơ thể nhức mỏi, chẳng hạn như đau nhức và mỏi ở lưng, bụng háng hay đùi.
  • Xuất hiện các vết rạn da trên bụng, ngực, đùi hoặc mông.
  • Vùng da quanh núm vú sậm lại.
  • Xuất hiện một đường kẻ trên da màu nâu sẫm từ rốn đến lông mu.
  • Các vệt da sậm hơn, thường ở má, trán, mũi hoặc môi trên. Những vệt sậm này thường xuất hiện đối xứng ở 2 bên mặt. Sự thay đổi này đôi khi được gọi là mặt nạ của thai kỳ.
  • Tê tay hoặc ngứa ran được gọi là hội chứng ống cổ tay.
  • Ngứa ở bụng dưới, lòng bàn tay và lòng bàn chân. (Gọi điện cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn nôn, chán ăn, nôn, vàng da, mệt mỏi và ngứa. Đây có thể là những triệu chứng khi có vấn đề nghiêm trọng về gan).
  • Sưng mắt cá chân, ngón tay và mặt. (Nếu bạn nhận thấy đột nhiên có vết  sưng nghiêm trọng hoặc nếu bạn tăng cân quá nhanh, hãy hỏi tư vấn của bác sĩ kịp thời. Đây có thể là những triệu chứng của tiền sản giật.)

Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 29 - tuần 40)

third-trimester-illustration

Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong tam cá nguyệt thứ hai sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con.

Một số thay đổi cơ thể mới bạn có thể nhận ra ở tam cá nguyệt thứ ba bao gồm:

  • Khó thở
  • Ợ nóng
  • Phù nề ở mắt cá chân, ngón tay, và mặt. ( Nếu bạn phát hiện ra mình đột ngột bị phù nề hoặc quá nặng hay bị tăng cân nhiều và nhanh, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.)
  • Bệnh trĩ
  • Ngực cương đau, có thể tiết ra những giọt sữa đầu tiên gọi là sữa non.
  • Rốn của bạn có thể lồi ra.
  • Khó ngủ
  • Em bé di chuyển xuống vùng bụng dưới của bạn
  • Các cơn co thắt xuất hiện, đó có thể là triệu chứng của cơn đau đẻ giả hoặc thật

Khi gần đến ngày sinh, cổ tử cung của bạn trở nên mỏng hơn và mềm hơn (xóa cổ tử cung). Đây là một diễn tiến bình thường và tự nhiên giúp cho âm đạo mở ra trong khi sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra diễn tiến này của bạn bằng cách khám âm đạo. Quá trình đếm ngược ngày thai nhi chào đời đắt đầu!

 

Tham khảo các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu tại đây

 

 Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ Imom.vn

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot