Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Ngày 09/06/2018

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Theo thời gian việc duy trì mức đường huyết cao có thể làm tổn hại các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, tinvui là hầu hết các biến chứng liên quan đến tiểu đường có thể ngăn ngừa được. Các thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết được các nguy cơ và những hướng dẫn để giảm thiểu nguy cơ hay ngay cả ngăn ngừa bị các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng tiểu  đường thường gặp nhất là gì?

Các biến chứng tiểu đường thường gặp nhất gồm có:


•    Tổn hại các mạch máu chính (biến chứng động mạch vành/ động mạch lớn), dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.


•    Tổn hại các mạch máu nhỏ (biến chứng tiểu động mạch) gây ra vấn đề ở mắt, thận, bàn chân và thần kinh).


•    Các cơ quan nội tạng khác có thể bị ảnh hưởng do tiểu đường gồm có hệ tiêu hóa, da và hệ miễn dịch. Dù không được xem là biến chứng, bệnh nhân tiểu đường có thể gặp nhiều rắc rối về tuyến giáp hơn so với người không bị tiểu đường.

Điều gì có thể xảy ra nếu mạch máu lớn bị tổn hại?

Tổn hại động mạch lớn có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.
Các triệu chứng tiêu biểu của cơn đau tim:

•    Đau thắt ngực đi xuống hai cánh tay
•    Khó chịu ở cánh tay và hàm
•    Cảm giác lo âu, ra mồ hôi, khó thở hay yếu ớt

 Bệnh nhân tiểu đường có thể có các triệu chứng cơn đau tim khác nhau như:

•    Không có dấu hiệu gì, dẫn đến cơn đau tim ‘thầm lặng’
•    Ăn không tiêu, trướng bụng và buồn nôn.

Phụ nữ nói chung và nhất là người nữ bị tiểu đường dễ gặp những triệu chứng này hoặc khác.

Các triệu chứng của Đột quỵ:

•    Cảm thấy chóng mặt
•    Cảm thấy bị lẫn lộn
•    Mất sức hay không cử động được một bên chân, cánh tay, có thể cả ở mặt
•    Mất cảm giác ở một bên chân, cánh tay, và có thể cả ởmặt
•    Nhìn không rõ hay thấy hai ảnh
•    Cười dáng mệt mỏi hay thấy khó nói chuyện hay nuốt.

Nếu bạn nghĩ có lẽ mình đang bị lên cơn tim hay đột quỵ, nếu được hãy gọi ngay số cấp cứu 115 hoặc gọi ai đó giúp đỡ.

Các triệu chứng của Tắc nghẽn mạch dẫn máu nuôi chân:

•    Đau ở một hay cả hai cẳng chân khi đi lại (khập khiễng từng lúc một)
•    Lông không mọc dài, da chân bóng sáng
•    Bàn chân lạnh, đổi màu
•    Vết thương ngoài da lâu lành.

Điều gì xảy ra nếu các mạch máu nhỏ bị tổn hại?

Tổn hại mạch máu nhỏ ở người bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng mắt, thận, thần kinh và bàn chân.

Biến chứng mắt tiểu đường:

•    Nhìn mờ
Khi mức đường trong máu cao (như vào lúc chẩn đoán) có thể có thay đổi ở thủy tinh thể mắt khiến nhìn mờ. Điều này thường chấm dứt khi mức đường trong máu trở lại mức thấp.

•    Bệnh cườm mắt
Là bệnh khiến thủy tinh thể bị ‘mờ’ làm mắt nhìn không rõ. Cườm phổ thông hơn ở người bệnh tiểu đường và xảy ra ở tuổi còn trẻ so với những người không bị tiểu đường. Tuy nhiên, có thể chữa bệnh này qua giải phẫu.

•    Bệnh tăng nhãn áp
Xảy ra khi áp lực mất quá cao, gây tổn hại thần kinh nối mắt với não và đưa đến mù lòa. Tuy nhiên điều trị sớm có thể ngăn ngừa mất thị giác.

•    Bệnh võng mạc

Đây là bệnh các mạch máu nhỏ sau mắt bị tổn hại do mức đường trong má  cao kéo dài. Những mạch máu này có thể khiến cho mất thị giác nếu như bị rỉ máu, xuất huyết hay tắc nghẽn. Nhiều người không nhận ra vấn đề về thị giác của mình cho đến khi bệnh võng mạc đã tiến xa. Vì thế, quan trọng là phải đến bác sĩ nhãn khoa, hay chuyên viên mắt kính có thẩm quyền để kiểm tra mắt của bạn ít nhất 2 năm 1 lần. Phát hiện sớm và điều  trị bằng laser có thể ngăn ngừa tổn hại thêm và mất thị giác.

Biến chứng thận tiểu đường

Mức đường trong máu tăng kéo dài và huyết áp cao có thể làm gia tăng nguy cơtổn hại thận lâu dài (bệnh thận). Người tiểu đường có thể bị nhiễm trùng đường tiểu hơn người không bị bệnh này. Điều này khiến gây ra hoặc làm nặng thêm tổn hại cho thận.

Biến chứng thần kinh tiểu đường

•    Tổn hại thần kinh có thể do mức đường trong máu cao, uống rượu nhiều hay do những rối loạn khác
•    Tổn hại có thể xảy ra cho thần kinh ‘cảm nhận’ ảnh hưởng đến chân, tay, bàn tay, ngực và dạ dày.
•    Cũng có thể tổn hại đến các thần kinh kiểm soát hoạt động nội tạng (thần kinh tự trị). Điều này có thể gây ra vấn đề trống dạ dày (liệt nhẹ dạ dày), ruột (tiêu chảy  hoặc táo bón vì tiểu đường) và bộ phận sinh dục (mất khả năng cương dương).

Một số triệu chứng tổn hại thần kinh do tiểu đường tại các cơ quan:

Bàn chân và bàn tay
•    Thấy như có kim châm
•    Cảm giác tê ran
•    Thiếu cảm giác

Trống dạ dày (liệt dạ dày nhẹ)

•    Có thay đổi về tốc độ làm trống dạ dày ảnh hưởng đến mức đường trong máu
•    Buồn nôn và nôn mửa
•    Trướng bụng
•    Ợ nóng và cảm giác no thường xuyên

Ruột
•    Táo bón (vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất ở bệnh tiểu đường)
•    Đi phân lỏng nhất là vào ban đêm (tiêu chảy do tiểu đường)

Rối loạn cương dương
•    Không thể cương cứng hay duy trì sự cương cứng đủ lâu để sinh hoạt tình dục.

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến da?

Vấn đề phổ biến nhất là da rất khô do bị tổn hại các mạch máu nhỏ và dây thần kinh.

Có cơ quan cơ thể nào khác bị tổn hại không?

Răng và nướu

Bệnh nhân tiểu đường có thể có nguy cơ bị sâu răng và nhiễm trùng nướu cao hơn khi mức đường huyết lên cao. Nhiễm trùng răng và nướu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các dấu hiệu bị vấn đề nha khoa:

•    Miệng khô và/ hoặc rát lưỡi
•    Nướu đỏ, đau, sưng tấy hay chảy máu
•    Có lớp màng trắng mỏng trên nướu, bên trong má hay lưỡi.

Hệ miễn dịch

Hệ miễn  dịch giúp  ngăn ngừa và chống nhiễm trùng bằng cách làm chậm hoạt động của tế bào bạch cầu, mức  đường huyết  cao có thể gây khó khăn cho việc  ngăn ngừa và chống nhiễm trùng.

Nguồn: dịch và hiệu chỉnh từ Tài liệu giáo dục về bệnh tiểu đường của Úc

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot