Bệnh tiểu đường và phụ nữ
Ngày 18/06/2018
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ PHỤ NỮ
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nhiều vấn đề cần kiểm soát hơn. Bạn cần thường xuyên theo dõi bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu, ăn thức ăn lành mạnh và vận động để cơ thể khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất.
Bệnh tiểu đường ở nam giới và phụ nữ khác nhau như thế nào? Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (biến chứng tiểu đường phổ biến nhất) khoảng bốn lần ở phụ nữ nhưng chỉ khoảng hai lần ở nam giới và phụ nữ bị hậu quả nặng nề hơn so với nam giới sau một cơn đau tim. Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường cao hơn như mù lòa, bệnh thận và trầm cảm.
Cách bạn kiểm soát bệnh tiểu đường có thể cần phải thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào những gì xảy ra trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra và những gì bạn có thể làm để kiểm soát chúng.
NẤM VÀ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Nhiều phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm âm đạo ở một số thời điểm, nhưng phụ nữ bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là nếu lượng đường trong máu cao.
Hơn 50% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong cuộc đời của họ và nguy cơ của bạn có thể cao hơn nếu bạn bị tiểu đường. Nguyên nhân có thể do lượng đường trong máu cao và lưu thông máu kém (làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể). Ngoài ra, ở một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bàng quang không thể đẩy hết nước tiểu ra ngoài, lượng nước tiểu còn dư tạo ra một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
Những điều bạn nên làm: Để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm và nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần giữ cho lượng đường trong máu gần với mức mục tiêu của bạn càng tốt. Những cách khác để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu là: uống nhiều nước, mặc đồ lót chất liệu cotton và đi tiểu thường xuyên thay vì đợi cho đến khi bàng quang đầy.
CHU KỲ KINH NGUYỆT
Những thay đổi về hormone ngay trước và trong chu kì kinh nguyệt của bạn có thể làm cho lượng đường trong máu khó dự đoán. Bạn cũng có thể có kỳ kinh dài hơn hoặc bị rong kinh, và thèm ăn có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn. Bạn có thể nhận thấy chu kì của mình đều đặn theo thời gian hoặc có thể mỗi chu kì một khác nhau.
Những gì bạn có thể làm: Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên và theo dõi kết quả xem chu kì có đều không. Nếu bạn sử dụng hóc môn tụy, bạn có thể cần phải sử dụng nhiều hơn vào những ngày trước chu kỳ của bạn. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi liều lượng thuốc của bạn nếu cần thiết. Thường xuyên hoạt động hàng ngày, ăn đồ ăn lành mạnh với lượng phù hợp và ngủ đủ giấc đều có thể có ích.
TÌNH DỤC
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm sự hứng thú và hưng phấn trong sinh hoạt tình dục. Đối với một số phụ nữ, khô âm đạo có thể khiến cho giao hợp không thoải mái hoặc thậm chí đau đớn. Nguyên nhân có thể do tổn thương thần kinh, giảm lưu thông máu, thuốc điều trị và thay đổi nội tiết tố, bao gồm cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh.
Những gì bạn có thể làm: Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề tình dục gì. Bác sĩ có thể cho bạn biết các giải pháp, từ việc sử dụng chất bôi trơn âm đạo đến các bài tập có thể làm tăng phản ứng tình dục.
PHÒNG TRÁNH THAI
Việc sử dụng biện pháp tránh thai là quan trọng nếu bạn không muốn mang thai hoặc nếu bạn muốn đợi cho đến khi lượng đường trong máu ở mức mục tiêu, vì lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề trong thai kỳ của bạn và đứa trẻ. Có nhiều phương pháp phòng tránh thai, bao gồm vòng tránh thai, cấy ghép, tiêm, thuốc uống, miếng dán, vòng âm đạo và các cách sử dụng màng ngăn như bao cao su và màng chắn tránh thai. Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với bạn sẽ tùy thuộc vào việc bạn có đang sử dụng các loại thuốc điều trị nào khác không, các loại thuốc hiện tại đang dùng và các yếu tố khác.
Bạn có thể làm gì: Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các biện pháp phòng tránh thai và rủi ro. Tiếp tục kiểm tra lượng đường trong máu của bạn, theo dõi kết quả, và cho bác sĩ của bạn biết nếu chỉ số của bạn tăng lên.
LÀM QUEN VỚI CÁC CHỈ SỐ CỦA BẠN
Đôi khi việc thấy lượng đường trong máu cao giống như cảm giác bạn đi thi mà không làm được bài. Nhưng con số chỉ là con số. Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của chúng mang lại cho bạn thay vì thông tin chúng thể hiện. Bạn hãy tự hỏi liệu có một loại thực phẩm nào đó hoặc hoạt động gì đã làm lượng đường trong máu của bạn tăng hoặc giảm? Nếu biết được những điều đó, bạn có thể điều chỉnh việc ăn uống hoặc hoạt động của mình để tiến gần hơn đến mức mục tiêu của mình thường xuyên hơn. Hãy chắc chắn bạn sẽ thực hiện những điều cơ bản sau: kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, ăn thức ăn lành mạnh và hoạt động hằng ngày.
MANG THAI
Nếu bạn muốn có em bé, việc lên kế hoạch trước thực sự quan trọng. Bệnh tiểu đường có thể làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn và lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ:
• Tiền sản giật (huyết áp cao)
• Mổ đẻ
• Sẩy thai hoặc thai chết lưu
Các cơ quan của em bé hình thành trong 2 tháng đầu của thai kỳ và lượng đường trong máu cao trong thời gian này có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Lượng đường trong máu cao trong khi mang thai cũng có thể làm tăng khả năng nguy cơ em bé có thể:
• Sinh non
• Thai to (khiến cho việc sinh nở khó hơn)
• Có vấn đề về hô hấp hoặc đường huyết thấp ngay sau khi sinh
Những gì bạn có thể làm: Thảo luận với bác sỹ về những điều cần làm để giữ lượng đường huyết trong phạm vi mục tiêu và thiết lập những thói quen tốt như ăn uống lành mạnh và hoạt động thường xuyên. Lượng đường trong máu có thể thay đổi nhanh chóng, vì vậy hãy kiểm tra chúng thường xuyên và điều chỉnh thức ăn, hoạt động và việc sử dụng thuốc của bạn nếu cần chỉ định của bác sĩ.
TRONG THỜI KỲ MANG THAI
Bệnh tiểu đường thai kỳ - là tình trạng lượng đường trong máu cao trong thời gian mang thai - có thể mắc ở những phụ nữ chưa bị tiểu đường. Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc tiểu đường thai kỳ, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn, bao gồm những người thừa cân hoặc béo phì, trên 25 tuổi, hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo dõi cẩn thận là việc quan trọng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và bé khỏe mạnh.
Những gì bạn có thể làm: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để lên kế hoạch điều trị để giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi mục tiêu, bằng cách sử dụng thực phẩm lành mạnh với lượng phù hợp và vận động hầu hết các ngày trong tuần. Bạn có thể cần sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm Hóc môn tụy để giữ cho bạn và em bé của bạn khỏe mạnh.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ tiếp tục phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Quan trọng là bạn cần phải đi xét nghiệm tiểu đường từ 4 đến 12 tuần sau khi sinh và tiếp tục kiểm tra sau 1 đến 3 năm một lần để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức khỏe mạnh.
MÃN KINH
Sau khi mãn kinh, cơ thể của bạn sản xuất ít estrogen đi, điều có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu của bạn không thể đoán trước. Bạn có thể tăng cân, làm tăng nhu cầu sử dụng Hóc môn tụy hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác. Nóng người và đổ mồ hôi ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu khó hơn. Đây cũng là thời điểm các vấn đề tình dục có thể xảy ra, chẳng hạn như khô âm đạo hoặc tổn thương dây thần kinh.
Nguồn: tieuduong365.vn dịch và hiệu chỉnh từ tài liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
Tin tức
- Tin tức (3)
- Kiến thức bệnh học (0)
- Bệnh người lớn (0)
- Tiểu đường (63)
- Tim mạch (3)
- Ung thư (41)
- Thận (2)
- Xương khớp (8)
- Khác (0)
- Trẻ nhỏ (0)
- Suy dinh dưỡng (10)
- Hô hấp (0)
- Tai - mũi - họng (0)
- Chân - tay - miệng (0)
- Khác (0)
- Thực đơn dinh dưỡng (0)
- Người lớn (0)
- Trẻ nhỏ (65)
- Tiêu hóa (2)
- Thừa cân béo phì (8)
- Tăng cường miễn dịch (0)
- Tiêu hóa trẻ em (20)
- Thận trẻ em (2)
- Thực đơn trẻ em (11)
- Thiếu vi chất dinh dưỡng (16)
- Phụ nữ mang thai (13)
- Thận tiết niệu (0)
Địa chỉ cửa hàng
Cửa hàng 1 (T2-Chủ nhật): Số 2, Ngõ 155/37/3 đường Cầu Giấy, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại đặt hàng
Hotline : 0978 599 777 (8h-20h T2-Chủ nhật)
Hotline :
Hỗ trợ trực tuyến
Skype :
Email : nutimed.ltd.co@gmail.com
Bình luận về sản phẩm