Bệnh thiếu Vitamin A

Ngày 11/09/2017

Bệnh thiếu Vitamin A

Bệnh thiếu Vitamin A
Thiếu vitamin A là do lượng vitamin A trong cơ thể không đủ dẫn đến các bệnh chủ yếu về mắt và da. Bệnh thiếu vitamin A có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở trẻ em, biểu hiện sớm nhất là mắt kết màng nhiều, mềm giác mạc, thường gọi là chứng khô mắt. Hiện nay, bệnh này vẫn xảy ra, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
 Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu vitamin A là do hấp thu vitamin A không đủ, lượng vitamin A tích trữ trong gan của thai nhi rất ít, trẻ tuy nhận được lượng lớn vitamin A qua sữa mẹ, nhưng khi sữa không đủ hoặc đã cai sữa, đến thời kỳ ăn các loại tinh bột, ăn sữa đặc, sữa tách kem, sữa đậu nành.. lại không bổ sung kịp thời vitamin A hoặc carotene, từ đó dễ mắc bệnh thiếu vitamin A. Mặt khác, ăn uống đơn điệu, kém ăn cũng là một nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh về tiêu hóa như lỵ mãn tính, viêm đường ruột, sỏi dạ dày, bệnh về gan mật, có thể khiến cho việc hấp thụ Vitamin A bị giảm thiểu. Những bệnh như sởi, lao, viêm phổi kéo dài và sốt cao lâu ngày có thể làm tăng việc tiêu hao vitamin A, nếu không bổ sung kịp thời sẽ rất dễ mắc bệnh.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện của bệnh xuất hiện sớm nhất ở mắt, ban đầu là mắt nhìn có chướng ngại, trẻ chơi đùa lúc chiều tối hay bị ngã, đó là biểu hiện của bệnh quáng gà. Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ từ 1-3 tuổi, nếu không được chữa trị ngay từ đầu, sau vài tuần, giác mạc và kết mạc bị yếu đi, đồng thời xuất hiện những đốm khô, chảy ít nước mắt, sợ ánh sáng, chớp mắt nhiều, nếu trẻ dùng tay gãi quanh mắt sẽ dễ bị loét giác mạc, xước xát, không nhìn thấy ánh sáng (đa phần là cả hai mắt)
Triệu chứng thứ hai là da dẻ toàn thân bị khô, giống như nổi da gà. Móng tay, móng chân trở nên giòn, dễ gãy, mất đi sự bóng láng; tóc khô dễ rụng, chức năng miễn dịch suy giảm, dễ bị bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu. Thiếu Vitamin A còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của trẻ, chủ yếu là ở hệ thống xương, biểu hiện lâm sàng là thấp còi, men răng dễ bị nứt, mất đi sự sáng bóng, dễ bị sâu răng.
Phương pháp ăn uống điều trị bệnh
Trẻ thiếu vitamin A nên ăn những thực phẩm giàu protein, vitamin A như sữa, trứng, kem, dầu gan cá, cẩu kỉ tử, quả dâu, đỗ đen, nội tạng động vật...cà rốt, cam quýt, anh đào, cà chua...
Khi đun nấu, hãy dùng nhiều chất béo động vật để thúc đẩy việc hấp thụ vitamin A. Để phòng chứng kén ăn, tránh dùng những thực phẩm cay nóng như rau hẹ, hạt tiêu, ớt, tỏi...
Phòng bệnh
Bệnh vitamin A hoàn toàn có thể phòng tránh được. Các gia đình nên chú ý cân bằng dinh dưỡng bữa ăn thường ngày, thường xuyên cho trẻ ăn các loại động thực vật giàu vitamin A. Trẻ nhỏ là đối tượng chủ yếu để phòng bệnh thiếu vitamin A.
Người mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm có vitamin A. Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tố nhất để bảo đảm việc cung cấp vitamin A. Sữa mẹ không đủ hoặc mẹ không có sữa nên cố gắng chọn những sản phẩm sữa, sữa đậu nành giàu vitamin A. Trẻ lớn hơn có thể cho ăn thức ăn bổ sugn, đặc biệt là trứng, carot, cà chua.
Đối với những trẻ bị bệnh truyền nhiễm như sởi, sốt rét, lao và những bệnh tiêu hóa mãn tính nên sớm bổ sung vitamin A. Những trẻ bị tiêu chảy mãn tính không hấp thu được vitamin A có thể tiêm vitamin A vào cơ thể, vài ngày sau có thể uống hoặc sử dụng các chế phẩm vitamin A hòa tan trong nước.

Nguồn: imom.vn
 

Bình luận về sản phẩm

Sản phẩm hot